Hướng dẫn sự phát triển của bé 4 tháng tuổi
(Giúp bạn)Bé quan tâm và khám phá nhiều hơn tới xung quanh. Có thể đưa cho bé nhiều đồ chơi với chất liệu khác nhau để bé làm quen.
- 1
Bé vẫn cần được bú mẹ thường xuyên
Đến 4 tháng, dạ dày của bé đã lớn hơn nhưng bé vẫn cần được bú mẹ thường xuyên. Một số bé giảm cữ bú, xuống còn khoảng 5 hoặc hơn 5 cữ bú mỗi ngày nhưng bé vẫn tăng cân đều. Bé rất dễ bị xao nhãng khi bú mẹ bởi bé còn bận tâm tới nhiều điều đang diễn ra xung quanh. Do đó, nếu bạn thấy con khó tập trung khi bú thì nên cho bé bú ở nơi yên tĩnh, chỉ có hai mẹ con.
- 2
Bé nên bú mẹ hết 6 tháng mới cho ăn dặm
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi thời gian này, bé nhận được đủ các chất cần thiết từ sữa mẹ. Ăn dặm sau đó cũng an toàn hơn với bé vì tránh được nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn. Lý do là:
- Hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn sẽ tránh được nguy cơ nhiễm trùng do thức ăn.
- Hệ miễn dịch mạnh khỏe hơn, tránh cho bé phản ứng dị ứng từ thực phẩm.
Nếu bé có vẻ đói mà chưa đến tuổi ăn dặm, nên tăng cữ bú mẹ cho con.
- 3
Khuyến khích bé năng động
Bạn có thể thử đặt lòng bàn tay, lòng bàn chân của con vào bụng mẹ và chờ xem bé có biết đẩy ra hay không. Độ tuổi này, bé còn biết nâng cao đầu và vai, cũng như sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Điều này giúp bé làm khỏe cơ bắp và có thể quan sát tốt hơn.
Bé cũng có thể khóc khi lần đầu tiên được đặt nằm sấp do bé không thích và chưa quen với tư thế này. Tuy nhiên, nếu được thực hành thường xuyên, bé sẽ dần quen với nằm sấp.
Bé có thể làm mẹ ngạc nhiên vì bất ngờ lật người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp. Khi đó, bạn có thể lắc lư một món đồ chơi ở bên bé hay lật người để khuyến khích bé lật lại. Hoan nghênh nỗ lực của bé và động viên bé lẫy.
- 4
Trò chơi dành cho mẹ và bé
Bé vui tươi hơn; do đó, bạn có thể khuyến khích bé khám phá và chơi với nhiều đồ chơi. Một mảnh vải sạch sẽ có thể làm bé phấn khích trong ít phút. Thử xem bé cầm, giữ và khám phá mảnh vải bằng tay. Hoặc đưa cho bé đồ chơi nhẹ phát âm thanh lách cách và xem bé thỏa chí rung lắc nó.
Một cái thảm có gắn đồ chơi hoặc treo đồ chơi trên nôi cũng là gợi ý thích hợp cho bé để bé chạm, kéo và rung đồ chơi.
Bên cạnh việc chơi bằng tay, nhiều bé bắt đầu thích “nghiên cứu” và khám phá đồ chơi bằng miệng. Hoặc bé có thể tự chơi với chính bàn tay, bàn chân mình trong ít phút. Tuy nhiên, bé vẫn cần mẹ có mặt bên cạnh bé hầu hết thời gian.
- 5
Sự hiểu biết ngôn ngữ ở bé
Bé bắt đầu tạo ra hàng loạt các chuỗi âm thanh, là bước khởi đầu trong phát triển kỹ năng trò chuyện. Bạn có thể nghe thấy bé kết nối một chuỗi âm thanh như “mama” (mặc dù đó chưa phải cách bé gọi mẹ). Bé cũng có thể bắt chước các âm thanh mà bạn thực hiện, chẳng hạn bạn nói “ơ ơ” thì bé cũng có thể đáp trả như thế.
Khi bé làm ồn (như đang cố nói gì đó), bạn nên đáp lại con ngay bằng những biểu hiện nét mặt và giọng nói của bạn. Bé sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ vì bé nhận ra rằng, nếu bé tạo âm thanh, bé sẽ được mẹ chú ý.
- 6
Sự phát triển thị giác
Thị giác của bé dần được cải thiện. Tháng này, bé bắt đầu nhận diện tốt hơn những màu tương tự, như màu đỏ và màu cam. Bé cũng có thể yêu thích những đồ có màu sắc tươi sáng.