Khắc phục tật xấu của bé yêu

13:39 11/02/2014

(Giúp bạn)Tật mút tay, cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt, nói leo hay cãi bướng, chắc hẳn không đứa trẻ nào là không mắc một vài tật xấu trong số đó.

Điều này khiến bố mẹ muốn điên đầu vì con cái, phải làm thế nào khi con bạn có những thói quen xấu như vậy? 

Rất nhiều tật xấu trẻ tiếp thu ngay từ bé và tiếp tục trong suốt quá trình trưởng thành. Bạn không cắn móng tay nữa từ lúc mấy tuổi, có khi nào thỉnh thoảng bạn lại “ngựa quen đường cũ” không, đặc biệt là lúc căng thẳng đầu óc. Đúng là có những tật xấu của trẻ con còn tồn tại trong bạn đến tận lúc lớn. Cho nên hiển nhiên là cần giúp trẻ bỏ các thói quen xấu đó nhưng bạn phải kiên nhẫn và quan sát sự tiến triển. 
 
khac-phuc-tat-xau-cua-be-yeu-1
Hãy cố gắng để con bạn tự giải quyết các tật xấu
  • 1

    Đừng quá lo lắng 

    Theo Viện nhi khoa Hoa Kỳ thì hầu như trẻ nhỏ không ý thức về hành động của chúng. Và thậm chí bạn không can thiệp gì thì trong một vài trường hợp những tật xấu của trẻ cũng dần biến mất khi lớn dần. Trong quá trình trưởng thành trẻ có được nhiều cách quan tâm và sự chấp nhận khác nhau từ những người xung quanh giúp trẻ tự hoàn thiện.

    Sự quan tâm nhắc nhở là điều rất tốt vì nó giúp trẻ học cách tự kiềm chế, kiểm soát bản thân.

  • 2

    Mặt khác

    Với các thói quen xấu của trẻ đôi khi bạn thực sự cần được tư vấn. Các hình thức phạt không phải là cách hiểu quả để “trừ tận gốc” các tật xấu đó. Trên thực tế, quá chú ý và thường xuyên nhắc đến các hành động đó lại khiến trẻ áp lực và mức độ nghiêm trọng càng tăng lên. Trong một số trường hợp thì phớt lờ những gì làm bạn bực mình, khó chịu lại là cách hay nhất.

  • 3

    Vậy bạn phải làm gì

    Bạn có nên bỏ cuộc? Không. Rất nhiều trẻ muốn từ bỏ các thói quen xấu nhưng lại không biết cách. Vậy hãy giúp con bạn vượt qua:

    • Thưởng cho con khi bé không tái phạm tật xấu, đặc biệt khi bạn thấy con tự nhận ra và kiềm chế được.
    • Lập một bảng như phiếu bé ngoan hoặc dính các ngôi sao và mỗi khi bé làm được việc tốt thì lại tặng một phiếu, một ngôi sao. Bạn có thể áp dụng bảng này lặp đi lặp lại nhiều lần
    • Bố mẹ và con cái tự tạo ra một “mật mã” riêng để nhắc nhở mỗi khi bé định tái phạm. Ví dụ như bé định cho tay lên miệng thì thay vì nhắc “mút tay, mút tay” bạn sẽ nói “kẹo mút” hoặc bất cứ từ gì khác mà bạn thấy phù hợp.
  • 4

    Khi nào bạn cân phải lo lắng

    Nếu bạn thấy lo lắng về các thói quen xấu của con, hãy đến gặp bác sĩ nhi. Hầu hết các tật xấu đó đều vô hại nên nhìn chung là không cần quá nghiêm trọng lên. Thậm chí bé có thể cắn móng tay đến mức chảy máu thì cũng không có nghĩa là bé sẽ tiếp tục tự làm bị thương mình như thế mãi.

    Tuy nhiên, nếu con bạn hay nghịch những trò nguy hiểm như dùng dao cắt tay thì bạn cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay. Hãy nhớ rằng, đây là hành vi hiếm gặp và nó không đơn thuần là tật xấu.

  • 5

    Hãy lạc quan

    Hãy cố gắng để con bạn tự giải quyết các tật xấu, hiển nhiên là hầu như chả có ai học đến cấp 1 hoặc trung học mà còn mút tay. Theo thời gian bọn trẻ sẽ tự hoàn thiện mình, hãy nhớ rằng chính bạn cũng có những tật xấu (có thể là 1 hoặc 2 gì đó) và bạn vẫn rất tuyệt đấy thôi, các con của bạn rồi cũng như vậy.

Comments