Khen thưởng con trẻ: Hãy cho con cái con muốn!
(Giúp bạn)Diễn giả Ailien T.Tran đã có một buổi thảo luận về phương pháp dạy con không bạo lực mang tên “Kỷ luật không nước mắt” tại nhà sách Mẹ và Con vào cuối tháng 9 vừa qua. Buổi thảo luận với nhiều thông tin đáng tham khảo cho những bậc cha mẹ quan tâm đến việc dạy con nên người.
Trong xã hội hiện tại, vẫn còn nhiều bậc cha mẹ dùng các hình thức đòn roi, tát, bỏ đói, quỳ gối,… làm hình phạt con mình. Tuy nhiên, theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, việc phạt con như trên sẽ để lại hậu quả rất lâu dài.
Và câu hỏi được đặt ra là có cần thiết phải đánh con hay không? Và sau khi bị đánh như thế, trẻ có sợ và có lặp lại lỗi lầm? Khi đánh phạt trẻ, nhiều người thường cho rằng: Trẻ lầm lỗi à bị đánh à không lầm lỗi nữa. Nhưng thực ra trẻ con không có khả năng liên kết ba vấn đề này lại với nhau vì có thể trẻ không có cơ hội thực hiện lỗi lầm mà trẻ từng phạm phải một lần nữa. Thực ra, Thưởng và Phạt là một hệ lưỡng cực, tương tự như Âm – Dương, Nhỏ – Lớn, Hiền – Dữ, Trắng – Đen. Nhưng cốt lõi là Thưởng và Phạt ảnh hưởng tâm lý tâm lý lên đứa trẻ như: Thưởng sẽ làm trẻ vui sướng, Phạt thì sẽ làm trẻ sợ hãi và buồn khổ. Vì thế mà có sự tương quan giữa hai hệ thống trên: Nếu không làm gì có lỗi thì không bị đánh, nhưng nếu làm tốt thì được thưởng để động viên. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ phải làm sao để trẻ được thích thú, cảm thấy được tôn trọng mỗi ngày.
Trẻ em cần được ăn, được ngủ, được chu cấp đầy đủ về dinh dưỡng, học hành, chơi đùa. Nhưng để đủ thìtrẻ cần được khích lệ, tôn trọng, yêu thương, thông cảm và lắng nghe. Khi bạn cho trẻ đủ, đứa trẻ sẽ lớn lên tốt cả ở thể chất lẫn tinh thần.
Chính vì vậy, muốn thưởng con bạn hãy cho con cái con MUỐN, chứ không phải cái con CẦN. Bởi khen tặng là cái con cần, cái con muốn chẳng hạn như là đi chơi quá giờ, được mua một món đồ chơi mới. (Tất nhiên việc đi chơi quá giờ này hay những việc con muốn khác không có nguy hại khủng khiếp nào và bạn phải cho con hiểu là con giỏi lắm con mới được như thế này).
Bạn cần phải phân biệt được đâu là cái con MUỐN và cái con CẦN để dùng nó làm hình thức thưởng hay phạt. Ví dụ: Hàng tuần bạn đã cho con đi nhà sách chơi vào cuối tuần, thì điều này đã trở thành một thông lệ và đó không còn là điều trẻ MUỐN, là một phần thưởng của trẻ nữa. Chính vì vậy, nếu khi trẻ lầm lỗi và bạn không cho trẻ đi nhà sách nữa và lấy đó làm hình phạt thì đó không phải là phạt. Trẻ chỉ sẽ nghĩ là bạn không giữ lời hứa, và trong mắt con, bạn trở thành một người không giữ uy tín. Bởi trẻ chỉ hiểu đi nhà sách là chuyện đương nhiên, và trẻ không chuẩn bị tinh thần để biết là nó bị phạt.
Một vài cách phạt trẻ dưới 5 tuổi:
- 1
Time out: Cho trẻ ngừng chơi, tìm một góc an toàn (không có vật nhọn, không có con vật gì nguy hiểm) trong nhà, mỗi khi trẻ hư thì cho trẻ vào góc ngồi 3 phút. Dùng đồng hồ đếm giờ để báo hiệu khi nào hết giờ phạt. Nếu trẻ không chịu ngồi thì bạn nói rằng bạn sẽ vặn đồng hồ thêm một phút nữa hoặc cho trẻ vào phòng riêng.
- 2
Nếu bạn không muốn con đụng vào bếp lò nóng thì hãy cho bé đụng vào thử cho con biết là nó nóng như thế nào.
- 3
Cho con thấy hậu quả chắc chắn xảy ra là như vậy. Ví dụ khi con làm điều hư, bạn hãy nói rằng “Nếu con làm như vậy thì con sẽ không được đi chơi cuối tuần nữa!”
- 4
Giữ lại điều con muốn. Ví dụ con muốn được sang nhà bạn chơi, con muốn có một món đồ chơi mới,… thì bạn sẽ tạm thời không cho con điều đó nữa.
- 5
Đừng thưởng con dựa trên hành động mà hãy thưởng con dựa trên kết quả: “Nếu con làm hết bài tập thì con sẽ được đi chơi cuối tuần.”
- 6
Chuẩn bị tinh thần cho con. Ví dụ: Bạn cho con biết rằng con sẽ được coi phim trong vòng nửa tiếng. 5 phút trước khi hết giờ bạn nhắc con một lần. 1 phút trước khi hết giờ là tắt. Nếu trẻ khóc thì bạn vẫn cứ tắt, cứ để trẻ khóc, và không bắt trẻ nín. Nếu bạn lên tiếng bắt trẻ nín khóc, trẻ sẽ thấy khóc là có tác dụng và càng khóc to hơn nữa.