Làm sao để hóa giải cơn cáu giận ở trẻ

11:09 11/02/2014

(Giúp bạn)Khi trẻ cáu giận, cha mẹ không nên trách mắng, dọa nạt hay có những phản ứng không tốt với trẻ. Đối với các trẻ đã biết nói, cha mẹ hãy cho trẻ cơ hội để nói ra nguyên nhân dẫn đến sự tức giận của trẻ. Đối với những trẻ chưa biết nói hoặc đang tập nói, cha mẹ hãy chú ý đến cử chỉ, ngôn ngữ của trẻ để tìm hiểu lý do khiến trẻ nổi cáu.

  • 1

    Giải quyết cơn cáu giận của trẻ một cách bình tĩnh

    Cha mẹ luôn là tấm gương để bé noi theo, vì thế cách cư xử của bạn trong cuộc sống sẽ có tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách ở trẻ. Bạn nên bình tĩnh và cố gắng kiềm chế cơn cáu giận của mình khi xử lý các vấn đề khó khăn, cũng như bạn cách bạn đối xử với trẻ. Ngoài ra, sự bình tĩnh, nhẹ nhàng của bạn còn giúp trẻ nhanh dịu đi cơn cáu giận và qua đó, trẻ có thể học được cách kiềm chế cơn cáu giận của mình

  • 2

    Đừng tranh cãi với trẻ đang cáu giận

    Lúc cáu giận, bé không tự chủ được bản thân, do vậy lúc đó bạn dùng những lý lẽ để giảng giải, hay thuyết phục sẽ không hiệu quả. Tốt nhất là hãy để cơn cáu giận của trẻ nguôi ngoai, rồi sẽ nói chuyện với chúng.
     

    lam-sao-de-hoa-giai-con-cau-gian-o-tre-1
  • 3

    Cho trẻ không gian

    Đôi khi trẻ cần trút cơn giận ra ngoài, hãy để chúng làm. Chỉ cần chắc chắn rằng, chúng không làm gì để tự gây đau cho bản thân. Trẻ sẽ tự rút ra cách thể hiện cảm xúc ra ngoài và dần dần biết cách kiềm chế mà không phải xung đột với bạn.

  • 4

    Bỏ đi khi bé giận dữ

    Nếu bạn cảm thấy cáu giận, hãy bỏ mặc bé ngồi đó và hãy đi làm một việc khác. Tuy nhiên, bạn cần ở gần đó để lưu tâm đến trẻ, nhưng đừng nhìn vào mắt hoặc tranh cãi với bé. Khi thấy bạn tỏ thái độ rõ ràng với trẻ, chúng sẽ nhanh chóng dừng lại việc khóc lóc và cáu giận. 

  • 5

    Thay đổi hiện trường

    Hãy đưa trẻ ra một chỗ khác, vì điều này giúp trẻ tách khỏi những nguyên nhân gây cho trẻ cáu giận, khiến trẻ sẽ quên đi và thay đổi hành vi của mình.

    lam-sao-de-hoa-giai-con-cau-gian-o-tre-2
  • 6

    Nói dịu dàng

    Hãy lặp đi lặp lại cách giải quyết này, nếu giúp bạn giữ bình tĩnh và có tác dụng với cơn cáu giận của trẻ.

  • 7

    Đánh lạc hướng

    Hãy làm cho trẻ chú ý đến một cái gì khác thật thú vị như: đồ chơi, bim bim,…để trẻ quên đi cơn cáu giận. Điểm yếu của trẻ là thời gian chú ý rất ngắn và hay thay đổi sự chú ý, vì thế hãy dùng cách này một cách thuần thục và mau lẹ. Nếu bạn hiểu rõ con mình và biết được trẻ sắp cáu giận thì hãy cho trẻ có cơ hội để hóa giải nó, điều này cũng giúp bạn giảm được áp lực.

    Dùng khả năng hài hước hoặc những trò giải trí để giúp bé hết cáu giận Khoác một vẻ mặt hài hước, hoặc chỉ cho bé thấy một vài điều thú vị để bé không chú ý đến cơn cáu giận của mình nữa.

  • 8

    Đừng phớt lờ những hành động hung hăng

    Nếu con bạn hành động hung hăng trong khi cáu giận như: đá, cắn, đánh, ném hoặc đập vỡ đồ đạc… hãy đưa con bạn khỏi nơi làm bé giận và bế bé, hoặc để bé ở một mình cho đến khi bình tĩnh lại. Khi cơn giận đi qua, bạn hãy ôm và hôn bé, bạn hãy nói rằng: bạn yêu bé và bỏ qua mọi chuyện.

  • 9

    Khi bé giận dữ ở nơi công cộng, bạn hãy bế bé lên và bình tĩnh đưa bé đến nơi an toàn.

    Khi đến một nơi yên tĩnh hơn, bạn hãy bình tĩnh giải thích quan điểm của bạn và cố gắng phớt lờ bé cho đến khi bé dừng lại. Đôi khi, bạn chỉ cần vuốt ve bé cũng có thể giúp bé dịu lại. .

  • 10

    Ôm

    Hãy ôm bé, mà không cần phải nói gì. Hành động này tạo cảm giác an toàn cho bé và để bé thấy rằng: bạn quan tâm, lo lắng cho bé dù bạn không đồng ý với trẻ

Comments