Làm sao để kiểm soát trọng lượng khi mang thai
(Giúp bạn)Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai khiến thai phụ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: tiểu đường, đẻ non, cao huyết áp, sinh mổ, nhiễm độc thai nghén, thậm chí thai chết lưu… Vậy làm thế nào để kiểm soát trọng lượng khi mang thai? 13 gợi ý nhỏ dưới đây sẽ là những lời khuyên hữu ích cho những bà mẹ đang mang thai.
- 1
Nhật ký chế độ ăn uống
Hãy ghi lại những món ăn sáng, trưa, tối hay các nội dung trong ngày để giúp bạn hiểu được ăn uống của phương Đông, xem vào thời điểm đó bạn ăn thực phẩm này có thích hợp không. Từ sổ ghi chép bạn cũng dễ dàng kiểm soát cân nặng. Một thao tác đơn giản nhưng bạn đã thực hiện được một chăm sóc “kép” rồi đấy.
- 2
Theo dõi số lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể mỗi ngày
Tăng cân quá mức khiến nhiều thai phụ lo sợ, nhưng cũng không muốn gặp bác sỹ sản khoe để theo dõi tình hình. Vì vậy, làm thế nào để kiểm soát tỷ lệ tăng cân rất quan trọng. Tuy nhiên, lượng thực phẩm là một trong những mã quan trọng, số lượng dung nạp vào cơ thể trong ngày sẽ nhắc nhở bạn chú ý hơn. Tránh ăn thức ăn quá nhiều, khi đó trọng lượng sẽ nhanh chóng tăng vọt.
- 3
Nếu ăn quá nhiều, cần có chế độ ăn uống "nghiêm khắc" vào ngày hôm sau
Đôi khi do không kiềm chế được sự cám dỗ của thức ăn, các bà bầu đã ăn quá nhiều. Bạn chỉ cảm nhận được sự hối tiếc sau khi đã ăn hết nó. Khi ấy, bạn cần giảm lượng thức ăn vào ngày hôm sau và lựa chọn thực phẩm ăn sáng thích hợp để có thể kiểm soát trọng lượng.
- 4
Thiết lập lệnh cấm trong một ngày
Sự lo sợ tăng cân quá mức khiến phụ nữ mang thai nỗ lực mỗi ngày để kiểm soát lượng thức ăn. Và để thực hiện điều đó, họ thiết lập những lệnh cấm ăn uống trong một ngày hoặc một tuần. Nhờ đó họ dễ dàng kiểm soát được thực phẩm dung nạp.
- 5
Chú ý lượng calo trong thực phẩm
Dựa vào những kiến thức liên quan đến dinh dưỡng trong các cuốn sách, tạp chí, hay nghiên cứu… và sự hiểu biết về lượng calo của thức ăn để kiểm soát lượng calo.
- 6
Xác định các đường cong trọng lượng
Đo trọng lượng cơ thể mỗi ngày, làm thành một đường cong và coi đó như là một cảnh giác.
- 7
Ghi nhớ việc giảm cân sau sinh
Hãy ghi nhớ sự khó khăn của việc giảm cân sau sinh như thế nào và nhắc nhở bạn về khó khăn khi đối mặt với việc lấy lại vóc dáng cũ. Từ đầu thai kỳ, hãy luôn luôn cảnh giác để không rơi vào vực thẳm của việc giảm cân.
- 8
Không có đồ ăn nhẹ
Khi mua sắm ở siêu thị hay cửa hàng tạp hóa, bạn thường có xu hướng thêm vào các túi bánh quy, kẹo, sô cô la hay đồ ăn nhẹ khác vào giỏ mua sắm của mình. Đó là gốc rễ của bệnh béo phì. Vì vậy khi mua sắm, chỉ nên mua những thứ cần thiết, hạn chế mua đồ ăn nhẹ cho cá nhân.
- 9
Cân nhắc khi có khách
Để đón khách, mọi người thường có xu hướng chuẩn bị rất nhiều đồ ăn để phục vụ cho cuộc gặp gỡ. Trọng lượng vô tình tăng lên. Do đó, cần cân nhắc về ý định sẽ gặp một người bạn ở nhà.
- 10
Tâm lý "tích góp" cho em bé
Hãy rèn luyện tâm lý tích góp để chuẩn bị cho em bé. Không chỉ hạn chế được chi tiêu cho ăn uống mà bạn còn có thêm được niềm vui của một người mẹ.
- 11
Đi dạo khi thấy đói
Khi cảm thấy đói, bạn hãy đi bộ. Tâm lý mất tập trung và bị cuốn hút bởi xung quanh sẽ làm giảm ham muốn ăn của bạn.
- 12
Treo bức ảnh người phụ nữ béo
Dán bức ảnh người phụ nữ béo trong nhà, phòng ăn hay thậm chí cả phòng ngủ của bạn để tự cảnh báo mình về trọng lượng.
- 13
Làm món ăn nhẹ của riêng mình
Vì sợ tăng cân nhiều phụ nữ mang thai mặc dù cảm thấy đói nhưng không dám ăn bất cứ thứ gì. Trong thực tế thì việc bạn đặt dấu chấm hết cho đồ ăn nhẹ trong thời kỳ này là hơi độc ác. Bạn có thể tự làm những món ăn nhẹ cho chính mình với lượng đường thấp và nhiều chất xơ để xoa dịu cơn đói khó chịu.