Mang thai bị đau dạ dày có sao không?

14:43 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi mang thai, bệnh đau dạ dày sẽ nặng hơn. Thời gian đầu của thai kỳ khi thai phụ bị nghén thì tần suất đau nhiều hơn do nôn mửa.

Theo Sức khỏe và Đời sống, khi bà bầu hết nghén, thì vị trí dạ dày bị thay đổi do tử cung to lên chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, dễ ứ đọng dịch vị, làm nặng thêm thương tổn trong niêm mạc dạ dày. Khoảng 10 - 20% phụ nữ sẽ phải đấu tranh với các triệu chứng suy nhược trong thời gian mang thai do những thay đổi của hormon.

Triệu chứng

Phụ nữ bị suy nhược thường có một số triệu chứng sau: luôn buồn bã, khó tập trung, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, mất hứng thú với các hoạt động ưa thích, luôn suy nghĩ về cái chết hoặc tuyệt vọng, hồi hộp, thay đổi thói quen ăn uống...

Chứng suy nhược không được điều trị có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, sinh non, sinh thiếu cân và các vấn đề về phát triển thai nhi. Thiếu máu cơ tim hay là bệnh mạch vành có thể gây nhiều biến chứng, đôi khi là những biến chứng rất nặng nề nếu bệnh nhân không được điều trị.

Trao đổi trên Khám phá, bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung (Phó Viện trưởng Viện sức khỏe sinh sản và gia đình Việt Nam) cho biết: “Có một số bà bầu đau dạ dày trong thai kỳ ngày càng khó chịu, do thai nhi to lên nên đẩy tử cung lên cao làm cho vị trí dạ dày có những thay đổi. Vì vậy, bà bầu phải ăn uống sao cho hợp lý để không gây cảm giác khó chịu, song vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho mẹ và con".

Theo bác sĩ Kim Dung, việc bà bầu bị đau dạ dày chỉ có lo lắng duy nhất là ăn uống kém, làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé dẫn đến thai nhi phát triển kém. “Nếu bà bầu bị đau dạ dày, tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc mà phải khám chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định cụ thể”, bác sĩ Dung lưu ý.

Cách khắc phục

Tuy nhiên, để giảm bớt những triệu chứng trào ngược dạ dày, bác sĩ Dung khuyên, bà bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể 7-8 bữa tránh ăn 3 bữa lớn một ngày làm cho thức ăn bị đưa vào quá nhiều một lúc làm dạ dày phải hoạt động nhiều. Mặt khác, bà bầu lưu ý tránh vận động mạnh sau khi ăn, khi ăn xong không nên nằm ngay.

Khi mang thai tuyệt đối tránh những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, chất cay nóng làm ảnh hưởng đến dạ dày và cả thai nhi. Một số bà bầu bị nghén nên có khi thèm chua, do vậy cần tránh ăn quá chua hoặc ăn nhiều đồ chua.

Theo các bác sĩ khác, với người đau dạ dày, ăn uống đúng giờ cũng là điều rất quan trọng. Nếu để bụng quá đói, axit trong dạ dày tăng lên cũng dẫn đến những cơn đau nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, căng thẳng, stress hay thức khuya cũng là nguyên nhân làm cho những cơn đau dạ dày nặng hơn. Vì vậy, bà bầu cần tránh suy nghĩ quá nhiều, tránh bị stress, không thức khuya. Giờ đi ngủ lý tưởng nhất với bà bầu là 9h nhưng, không được thức quá muộn, tránh để tình trạng 10h sáng vẫn còn đang ngủ là trái với nhịp sinh học, thậm chí làm cho cơ thể thêm mệt mỏi.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Những cách hạ sốt không dùng thuốc
-2 Những điều cần chú ý khi cho trẻ uống siro
-3 Tác dụng và tác hại của rau mồng tơi
-4 Vật dụng hàng ngày gây tổn hại sức khỏe

Theo GDVN

Comments