Nhận biết trẻ bị bạo lực học đường

14:34 14/04/2015

(Giúp bạn)Bạo lực học đường cả thể chất lẫn tinh thần khiến những nạn nhân bị tổn thương tâm lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vietnamnet đưa tin, bạo lực học đường không phải là câu chuyện mới nhưng thời gian gần đây, nó trở thành đề tài được nhiều phụ huynh trên thế giới quan tâm khi mạng xã hội góp phần “phát tán” nhanh hơn những đoạn ghi hình học sinh ẩu đả, hiếp đáp lẫn nhau. Điều đáng nói, nạn nhân càng tổn thương trầm trọng hơn khi những hình ảnh đau thương của mình bị phơi bày trước cả thế giới. Không ít trường hợp tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực bị “đánh hội đồng” trên mạng.

-1

Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng bởi không có sự kiểm soát chặt chẽ của phụ huynh và nhà trường. Để ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng này, gia đình cần chú ý và quan tâm đến một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo lực học đường sau đây:

Nhận biết trẻ bị bạo lực học đường từ sự bất thường trên cơ thể

Theo Sức khỏe & đời sống, trẻ bị bạo lực về thể chất sẽ xuất hiện những vết thương như vết bầm tím, vết cắn, trầy xước, bỏng, gãy xương hoặc các chấn thương khác ở trên người mà không có một lời giải thích rõ ràng, chính đáng.

Bạn cần để ý vùng mặt, vùng lưng, bàn chân, gan bàn tay… của trẻ là vị trí trẻ thường xuyên bị đánh đập. Khi trẻ luôn kêu đau, mệt mỏi, khó chịu trong người, những vết thương xuất hiện nhiều lần là dấu hiệu đáng báo động.

Dấu hiệu bất ổn về tâm lý cho biết trẻ bị bạo lực học đường

- Thường xuyên mất ngủ, hay gặp ác mộng, hay giật mình lúc nửa đêm rồi ngồi khóc, nói mê, toát mồ hôi nhiều…

- Lảng tránh những biểu hiện yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên bám dính chặt lấy cha mẹ không rời.

- Thường xuyên cáu gắt, tức giận, tỏ ra bất cần, bướng bỉnh, không nghe lời bố mẹ, trả lời câu hỏi của gia đình một cách gượng ép hoặc lảng tránh vấn đề.

- Hay khóc, cảm thấy hoảng loạn, sợ sệt khi đến trường học hay đến địa điểm nào đó, hoặc khi tiếp xúc với những người khác.

- Có những biểu hiện của sự rối loạn trong cách sắp xếp ngôn từ như nói lắp, nói không thành lời... Trẻ cũng hay kêu đau đầu, đau bụng mà không có dấu hiệu cụ thể nào của bệnh tật.

Sự thay đổi thói quen hàng ngày

- Thay đổi thói quen ăn uống thường ngày, ăn ít hơn và thường xuyên bỏ bữa, chán ăn và mệt mỏi, kêu đau bụng để không phải ăn.

- Không còn thích đến trường, luôn lấy lý do để được nghỉ học, tìm cách vắng học thường xuyên, thành tích học tập sa sút. Khi học không tập trung và luôn bị giật mình.

- Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, thường xuyên ở nhà một mình, thu mình vào một góc tối, không đi chơi hay giao lưu với mọi người như thường ngày.Ngoài những dấu hiệu nhận biết kể trên, để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thịời trẻ bị bạo lực học đường, phụ huynh cũng cần thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm và giám thị để theo dõi quá trình học tập và sinh hoạt của con em mình tại trường.

Bố mẹ nên thường xuyên quan tâm và đặt câu hỏi với con trẻ về những hoạt động, việc làm ở trường của trẻ hàng ngày. Luôn kiểm tra và dạy con học bài để kết hợp quan sát, nhận thấy những dấu hiệu bất thường của trẻ. Nếu phát hiện có những điều khác lạ, cha mẹ cần liên hệ ngay với nhà trường để phối hợp giải quyết, xử lý kịp thời.

Tham khảo thuốc:

Forlax Gói 10g: Táo bón ở người lớn & trẻ em từ 8 tuổi trở lên. Có thể kê toa cho bệnh nhân : Tiểu đường theo chế độ ăn không galactose, có thai, cho con bú.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Mẹo chống ẩm mốc nhà tránh gây bệnh cho sức khỏe ngày mưa nồm
-3 Biến chứng và tiên lượng sau phẫu thuật cắt bỏ phổi
-4 Cách tăng cường sức khỏe cho não bộ
-5 Bộ não là một cỗ máy thông minh

Theo GDVN

Comments