Những dấu hiệu bà bầu sắp chuyển dạ

14:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Những dấu hiệu bà bầu sắp chuyển dạ bao gồm: xuống bụng, đau lưng, những cơn chuyển dạ giả, dể thở hơn, ngừng tăng cân,...

Bà bầu sắp chuyển dạ có những dấu hiệu nào?

Theo Báo Đời sống và Pháp luật, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng tinh thần bởi thời điểm “vượt cạn” đã cận kề.

1. Xuống bụng

Khi gần đến ngày chuyển dạ, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Đó là lúc bé có thể nằm thấp sâu trong dạ con, sát phía vùng xương chậu.

2. Đau lưng

Những cơn đau lưng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi càng đến gần ngày sinh.

3. Nhiều cơn chuyển dạ giả

Hầu hết các bà bầu đều trải qua những cơn chuyển dạ giả khi thai nhi mới được 7 hoặc 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi càng đến gần ngày sinh, tần suất những cơn chuyển dạ giả sẽ ngày càng nhiều.

4. Cảm giác mệt mỏi, uể oải

Bà bầu thường cảm thấy rất mệt và kiệt sức vào thời điểm gần sinh đến mức có thể bạn không đủ sức nhấc nổi cánh tay. Đó là do cơ thể đang dự trữ năng lượng dành cho thời gian bạn “vượt cạn” sắp tới.

5. Dễ thở hơn

Vào cuối thai kỳ, khi thai nhi tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn.

6. Đi tiểu thường xuyên hơn

Khi sắp đến ngày lâm bồn, bà bầu sẽ thường xuyên đi tiểu hơn. Bạn sẽ thường xuyên phải ngồi trong toilet vào những tuần cuối của thời kỳ mang thai.

7. Ngừng tăng cân

Ba tháng cuối của thai kỳ, bà bầu tăng cân nhanh chóng, Tuy nhiên, khi sắp đến ngày sinh nở, bà bầu sẽ ngừng tăng cân.

8. Chảy máu

Khi sắp chuyển dạ, cổ tử cung của thai phụ mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu. Đó chính là triệu chứng sắp sinh con.

9. Rò rỉ nước ối, vỡ ối

Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu.

10. Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bà bầu sắp sinh. Khi sắp sinh, dạ dày của bạn sẽ khó chịu, kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột gây ra tình trạng tiêu chảy thường xuyên.

Những kích thích tố này đóng vai trò như một loại thuốc sổ tự nhiên giúp người mẹ đào thải cặn bã trong ruột, làm sạch ruột để bé thoải mái hơn.

-1

Chế độ ăn uống hỗ trợ quá trình chuyển dạ cho bà bầu

Tin tổng hợp Báo điện tử Kiến thức cho hay, ăn uống đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dạ thuận lợi. Dưới đây là một số lưu ý ăn uống cho bà bầu trước khi sinh.

Các chuyên gia khoa sản đều khuyên, mẹ bầu nên ăn uống cân bằng, vừa phải trong 1-2 tuần khi gần đến ngày dự sinh.

Khi nhận thấy các dấu hiệu đau đẻ (trong giai đoạn chuyển dạ sớm), mẹ nên ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và protein để tích trữ năng lượng cho cơ thể. Ngũ cốc, đậu, cơm, rau xanh… là những sự lựa chọn lý tưởng.

Trước khi lâm bồn nên ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên khoảng 1-2 giờ/lần.

Nếu bạn không ăn được những món ăn hàng ngày, hãy thử uống sữa, nước ép trái cây…

Một số thực phẩm mẹ ăn trong quá trình chuyển dạ có thể khiến mẹ bị đau đầu, buồn nôn, đầy bụng… Vì vậy mẹ nên tránh những thực phẩm sau: thực phẩm đóng gói, chiên rán, đồ chế biến sẵn nhiều đường, đồ uống có ga...

Nếu sinh mổ các mẹ bầu là nên ăn trước khoảng 4 giờ lâm bồn để đảm bảo hệ tiêu hóa được sạch sẽ. Tuy nhiên nếu đói, mẹ cũng đừng cố gắng nhịn bởi hầu hết các ca sinh mổ ngày nay đều được uống thuốc sổ trước khi bước vào phòng mổ.

Nếu những cơn co thắt đã trở lên mạnh mẽ hoặc mẹ đã bị vỡ ối, chị em nên ưu tiên những thực phẩm giàu carbohydrate. Những thực phẩm này sẽ giúp bạn tăng năng lượng và có đủ sức để vượt qua những cơ co thắt.

Đặc biệt lưu ý không nên đi đẻ trong khi bụng đang trống rỗng.

Thuốc tham khảo: Hoàn an thai

An thai, dùng khi có thai bị mệt nhọc, ăn uống không ngon, hoa mắt, hay nôn ọe, váng đầu, đau bụng, táo bón, tiểu tiện vàng.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Những thực phẩm giúp bà bầu sinh nở dễ dàng
-3 Cách phòng tránh mẹ bầu sinh non
-4 Tư vấn cách dự phòng sinh non cho mẹ bầu
-5 Tử cung nhi hóa trong độ tuổi sinh đẻ

Theo GDVN

Comments