Những dấu hiệu của sự nguy cấp ở thai phụ
(Giúp bạn)Các chuyên gia cho rằng, điều cần làm trong suốt thia kỳ là chị em hãy thật thoái mái. Đa số các trường hợp mang thai đều sinh nở một cách an toàn. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có thể xảy ra, nếu quá chủ quan thì có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy tìm hiểu về một số dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra với thai phụ để đề phòng và kịp thời xử lý nếu xảy ra nhé!
- 1
9 tháng 10 ngày, người mẹ mang thai khó nhọc cả về thể chất lẫn tinh thần. Các cụ xưa có câu “chửa cửa mả” ý muốn nói chuyện mang thai, sinh nở cũng vô cùng nguy hiểm, chứ chẳng phải cứ thể mà đẻ được đứa con.
Ngày nay, y học hiện đại, đời sống tiến bộ nhưng thiên chức mang nặng, đẻ đau của người mẹ sinh ra đứa con thì không có gì thay thế được.
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người phụ nữ mà chuyện thai nghén ở mỗi thai phụ cũng khác nhau. Đôi lúc, cơ thể bạn báo hiệu những dấu hiệu bất thường, dù chỉ là chút xíu nhưng cũng khiến cả gia đình thấy lo lắng, bất an.
Mẹ bầu hãy tìm hiểu về một số dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra với thai phụ để đề phòng và kịp thời xử lý nếu xảy ra.
- 2
Nghén quá nặng
Hầu hết các trường hợp ốm nghén đều gây ra sự khó chịu, mệt mỏi cho thai phụ. Tuy nhiên nó không có hại và chỉ diễn ra trong thời kỳ đầu mang thai và biến mất.
Bên cạnh đó, cũng có một số thai phụ ốm nghén quá nặng. Triệu chứng là thường xuyên nôn ói, rất ít đi tiểu và không đi tiểu, không thể ăn uống được gì, vì càng ăn thì lại càng nôn. Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang bị mất nước nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến em bé.
Có 1 số trường hợp đặc biệt thai phụ bị chứng nghén cận ngày (Nghén HG) nếu không được theo dõi và điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nếu chị em thấy mình có những biểu hiện nghén bất thường, cần tới khám chuyên khoa để được tư vấn hoặc truyền nước trong trường hợp cần thiết.
- 3
Đau bụng dữ dội
Nếu bạn đang có bầu dưới 12 tuần nhưng lại thấy bụng đau quặn thì cần đi khám gấp.
Một số trường hợp đau bụng là do tiêu hóa có vấn đề và chỉ đau bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên bạn cũng cần đi siêu âm để loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung (tức là trứng làm tổ trong ống dẫn trứng thay vì trong tử cung).
Nếu trong suốt thời kỳ mang thai , bạn vẫn gặp hiện tượng này thì cần theo dõi các cơn co thắt hoặc khám để loại trừ bệnh viêm ruột thừa.
- 4
Vỡ ối và đau co thắt
Nếu chị em đang mang thai ở gần cuối thai kỳ, hiện tượng vỡ nước ối có thể là dấu hiệu của việc sinh nở và cần đến ngay bệnh viện.
Tuy nhiên nếu bạn thấy vùng kín ra quá nhiều nước, trong khi bạn vẫn chưa gần tới ngày sinh (chưa qua 37 tuần) thì cũng phải đi khám ngay. Rất có thể túi ối vỡ và bạn đang chuyển dạ sinh non.
Các cơn đau co thắt nếu xuất hiện quá sớm cũng là dấu hiệu thai phụ sẽ sinh non. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy bụng đau co thắt, khi bạn đang mang bầu trong tuấn 24 đến 36 thì cần được sự tư vấn và thăm khoa của bác sĩ chuyên khoa.
- 5
Chảy máu
Bất cứ lúc nào, mẹ bầu thấy hiện tượng chảy máu âm đạo thì cần thăm khám ngay lập tức. Nếu nó xuất hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của bạn thì có khả nặng nhau thai đang có vấn đề và cần được siêu âm để chẩn đoán.
Nhiều chuyên gia cũng phân tích rằng: Thai phụ không nên quá hoảng sợ nếu bị chảy máu trong thai kỳ. Nếu bạn mới đang mang thai trong 12 tuần đầu, thì hiện tượng chảy máu không có nghĩa là bạn sẽ sẩy thai.
- 6
Đau đầu dữ dội hoặc xuất hiện nhiều vết sưng
Nếu bạn thấy đầu mình đau như búa bổ trong những tháng đầu mang bầu. Hoặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu thì hiện tượng này không có gì đáng lo.
Bàn chân và mắt cá chân mẹ bầu bị sưng to vì phù nề, giữ nước cũng vẫn là chuyện bình thường.
Nhưng nếu bạn đột nhiên đau đầu khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật(hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).
Bạn nên yêu cầu bác sĩ thăm khám cẩn thận, đặc biệt nếu có dấu hiệu tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm.
- 7
Không thấy thai nhi chuyển động
Nếu mẹ bầu không thấy em bé có các chuyển động trong một vài giờ thì chưa cần phải gọi ngay cho bác sĩ. Lúc này, chị em có thể uống một ly nước ép trái cây (đường có trong nước trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bé, khiến bé hoạt động trở lại). Sau đó, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh trong khoảng nửa giờ.
Nếu thời gian thai nhi “im lặng” quá lâu thì tốt nhất bạn nên đi kiểm tra. Các bác sĩ cho rằng, thông thường sẽ không có gì quá nghiêm trọng xảy ra nhưng việc siêu âm để kiểm tra sẽ giúp chúng ta biết rõ tình hình và an tâm hơn.