Những lưu ý khi bấm lỗ tai cho bé

14:32 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhiều bố mẹ muốn làm điệu cho bé gái bằng cách bấm lỗ tai. Nhưng bố mẹ cần lưu ý tránh để lỗ bấm của bé bị nhiễm trùng.

Độ tuổi trẻ có thể bấm lỗ tai

Theo Sức khỏe & đời sống, bấm lỗ tai cho trẻ tưởng chừng như là việc vô cùng đơn giản nhưng thực ra không phải dễ một chút nào. Nhiều cha mẹ thường bấm lỗ tai cho trẻ ở độ tuổi sơ sinh vì nghĩ rằng ở giai đoạn này dễ quên nỗi đau nhanh hơn.

Tuy nhiên một số khác lại cho rằng nên bấm lỗ tai cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn, vì lúc đó trẻ hiểu biết, kiềm chế được các cơn đau tốt hơn. Vậy đâu mới là độ tuổi phù hợp để có thể thực hiện bấm lỗ tai cho trẻ?

-1

Theo các bác sĩ nhi khoa, độ tuổi thích hợp để các bậc phụ huynh có thể bắt đầu bấm lỗ tai cho trẻ là khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn có thể chịu được đau đớn và cũng phù hợp để chữa lành được vết thương.

Những nguy hiểm khi bấm lỗ tai cho trẻ

Khám phá cho hay, việc xỏ lỗ tai cho bé có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bình thường, sau khi xỏ lỗ tai, bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương cho da và nó sẽ mất thời gian ngắn để chữa lành.

Trong thời gian này các em bé có thể phải đối mặt với một số vấn đề như nhiễm trùng, bị sẹo và một số bệnh tật do xỏ lỗ tai mà ra như:

Nhiễm trùng: Trẻ xỏ lỗ tai có thể gây nhiễm trùng vết thương do các dụng cụ dùng để xỏ lỗ tai chưa được khử trùng sạch sẽ. Điều này có thể gây chảy máu, áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng.

Vết sẹo lồi: Nguyên nhân là do những mô phát triển xung quanh lỗ tai. Chúng có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến áp xe quanh vết thương.

Lỗ tai không đồng đều: Hầu hết các em bé xỏ lỗ tai mà bị nhiễm trùng đều do các lỗ tai được xỏ không đồng đều trên thùy tai. Những em bé sơ sinh thường hay chuyển động bất ngờ và điều này có thể khiến người xỏ lỗ tai xỏ 2 bên không đồng đều.

Chăm sóc lỗ tai của trẻ sau khi bấm khuyên

- Sau khi trẻ bấm lỗ tai, cha mẹ nên làm sạch vết thương ngay cho trẻ bằng rượu hoặc nước oxy già.

- Cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh xung quanh vết thương của trẻ ít nhất là trong vòng 7 tuần sau khi bấm bằng cách làm sạch lỗ tai mỗi ngày với chất khử trùng tốt.

- Nên xoay bông tay nhẹ nhàng từ 1 - 2 lần/ngày cho bé trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tuần sau khi bấm, để tránh bông tai dính vào làn da nhạy cảm của trẻ.

- Rửa tay thật kỹ lưỡng trước khi chạm vào lỗ tai mới xỏ của trẻ để tránh nhiễm trùng.

- Đảm bảo trẻ đang được đeo bông tai liên tục trong những tháng đầu sau khi bấm lỗ tai. Không tháo bông tai ra khỏi lỗ tai mới xỏ, đặc biệt khi lỗ tai còn đang sưng hay bị kích ứng. Tuyệt đối không bỏ các hoa tai ra sớm vì lỗ tai của trẻ có thể bị tịt nhanh chóng.

- Khi bạn thấy có các dấu hiệu như tai trẻ bị sưng to, đầy mủ, đổi màu... cần đưa tới thăm khám bác sĩ sớm vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng nặng.

Tham khảo thuốc:

Tobicom Caps: Nhức mỏi mắt, viêm giác mạc, đau nhức mắt, giảm thị lực trong thời kỳ cho con bú, quáng gà, bổ sung dưỡng chất khi suy yếu thị lực.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Nguy cơ vô sinh từ những thói quen hàng ngày
-3 Tác hại của những cách làm lông mi dài nhanh chóng
-4 Xuất tinh sớm phải làm sao?
-5 Những thực phẩm giúp phục hồi thể lực sau ốm

Theo GDVN

Comments