Những món đồ mẹ hay quên mang khi đi đẻ
(Giúp bạn)Sau khi sinh xong có thể bạn sẽ phải ở lại viên vài ngày, việc tắm rửa vệ sinh không thuận tiện sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Dầu gội đầu khô sẽ là một gợi ý hay giúp bạn cảm thấy đầu tóc sạch sẽ hơn.
Giấy tờ cần thiết
- Khám phá cho biết, tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Khi thai còn nhỏ, siêu âm tuổi thai sai số chỉ chênh lệch 3-5 ngày, nhưng khi thai to, siêu âm tuổi thai có thể chênh lệch so với thực tế tới 3 tuần. Những giấy tờ từ thời ban đầu sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi cũng như các tình trạng khác của thai, bệnh lý của mẹ.
- Các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế (nếu có). Nên photocopy sẵn hai bản, không cần thiết phải công chứng, tuy nhiên, khi đi sinh nhớ mang theo bản gốc. Các sản phụ nên để sẵn các loại giấy tờ này ở nơi dễ lấy, để người nhà có thể lấy hộ khi cần thiết.
- Tiền để đóng phí tạm ứng. Hiện nay, phí tạm ứng ở mỗi bệnh viện là khác nhau, từ 2-5 triệu với mẹ đẻ thường và 5-10 triệu với mẹ đẻ mổ.
Ngoài những món đồ cần chuẩn bị cho bé, cho mẹ, các mẹ vẫn hay quên những món đồ sau
Khăn ướt
Rất có thể bạn mải mê chuẩn bị bỉm sữa mà quên mất đồ dùng vô cùng tiên ích này. Sau khi sinh xong, có rất nhiều lúc bạn muốn rửa tay, lau chùi cái gì đó mà không thể đi rửa nước được thì khăn ướt (nên chọn loại không mùi) chính là sự lựa chọn rất tiện lợi cho bạn.
(Ảnh minh họa)
Dầu gội đầu khô
Sau khi sinh xong có thể bạn sẽ phải ở lại viên vài ngày, việc tắm rửa vệ sinh không thuận tiện sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Dầu gội đầu khô sẽ là một gợi ý hay giúp bạn cảm thấy đầu tóc sạch sẽ hơn.
Một chiếc khăn tắm thật to
Những chiếc khăn tắm có sẵn trong viện thường khá bé và không được mềm mại. Vì thế, hãy mang theo một chiếc khăn tắm từ nhà đủ rộng để bạn có thể cuốn bé và chụp một kiểu ảnh đầu tiên xinh xắn cho con.
Dép xỏ ngón
Thông thường khi đi sinh, bạn vẫn mặc những bộ đồ khá đẹp và lịch sự, nhưng khi sinh xong, bạn có thể cảm thấy không thể chịu nổi nếu phải xỏ giày vào chân. Vì thế, những đôi dép xỏ ngón tiện lợi mà vẫn thời trang sẽ là một gợi ý dễ chịu cho bạn.
Giấy vệ sinh
Giấy vệ sinh ở nơi công cộng, kể cả trong bệnh viện cũng có thể không phải là một sự lựa chọn tốt cho vùng nhạy cảm của bạn, đặc biệt là sau khi bạn sinh con. Vì thế, không có gì là phiền toái nếu bạn mang thêm một vài cuộn giấy vệ sinh từ nhà lúc đi đẻ.
Sạc điện thoại (và sạc pin di động)
Những cú điện thoại và tin nhắn chúc mừng có thể khiến điện thoại của bạn yếu pin nhanh chóng, vì thế, cần mang theo một chiếc sạc điện thoại cũng là một điều cần thiết mà bạn nên lưu ý.
Quần lót size lớn
Thực ra việc dùng quần lót giấy không phải là một sự lựa chọn tốt nhất. Một số loại quần cotton size lớn có giá cả rất phải chăng nên bạn có thể mua vài chiếc để sử dụng khi cần thiết những ngày ở trong viện.
Bạn cũng đừng quên chuẩn bị bỉm dành cho người lớn, vì nhiều giờ sau sinh bạn sẽ phải sử dụng đến nó đấy.
Son dưỡng môi và đồ trang điểm
Phần lớn phụ nữ đều cảm thấy diện mạo của mình thật tồi tệ sau một cuộc vượt cạn đau đớn và vất vả, vì thế, một chút son dưỡng môi và những món đồ trang điểm gọn nhẹ sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và tươi tắn hơn rất nhiều. Điều đó thực sự có ý nghĩa với bạn và em bé mới sinh.
Cuốn sổ nhật ký lớn lên của em bé
Hẳn là bà mẹ nào cũng đã mua sẵn một cuốn sổ ghi lại nhật ký lớn lên trong năm đầu đời của các em bé. Hãy nhớ mang theo cuốn sổ đó để nhờ bác sỹ giúp in dấu vân chân đầu đời của con hoặc đơn giản là để mọi người đến thăm em bé ghi lại những lời chúc mừng hai mẹ con bạn. Đó sẽ là những kỉ niệm vô cùng quý báu cho cả bạn và em bé sau này.
Một chiếc túi lớn
Khi ra viện, chắc chắn bạn sẽ không muốn rơi vào cảnh túi đùm túi bọc, vì thế, hãy chuẩn bị thêm một chiếc túi lớn mà bạn yêu thích, bạn sẽ cất những đồ dùng cá nhân của mình vào đó để xách về nhà. Cảm giác khoác lên vai hoặc xách chiếc túi yêu thích quen thuộc của mình bao giờ cũng sẽ khiến bạn thấy vui vẻ và phấn chấn hơn.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Rất cần bổ sung acid (400mcg/ngày) trước khi thụ thai cũng như trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nhập ít acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. |
Tú Liên
Theo GDVN