Những trò chơi giúp trẻ tự tin trong giao tiếp

14:29 14/04/2015

(Giúp bạn)Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng khó nhưng lại rất cần thiết và quan trọng. Ngay từ hôm nay bé được các mẹ cho làm quen thông qua những trò chơi ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ rất thông minh chúng sẽ học thông qua việc quan sát bố mẹ thông qua những trò chơi dân gian. Cha mẹ là những người gần gũi với các bé nhất và cũng chính là những người bạn cũng chơi tốt nhất của bé.

Những trò chơi giúp bé học được kỹ năng giao tiếp

Theo Sức khỏe cộng đồng, có những trò chơi nhiều khi người ta cảm thấy bình thường nhưng kỳ thực lại giúp các bé rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cũng như ứng xử phù hợp với ình huống và những điều này sẽ giúp các bé rất nhiều trong tương lai.

-1

Trò chơi đóng kịch

Cùng bé tham giua vào những vở kịch với nhiều nhân vật khác nhau, việc bé hóa thân vào nhân vật và lựa chọn cách biểu lộ cảm xúc và thái độ phù hợp. Cha mẹ nên khéo léo hướng dẫn cũng như uốn nắn cho con những hành vi sai trái và cách cư xử phù hợp trong các tình huống.

Biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt

Bố mẹ diễn có thể diễn tả nhiều trạng thái cảm xúc bằng chính khuôn mặt mình hoặc qua những hình vẽ trên giấy để con đoán. Trò chơi này giúp bé nhanh nhạy hơn trong việc nhận biết được cảm xúc của người khác.

Trò chơi tập thể

Không có gì cho trẻ học bằng các trò chơi vận động tập thể, các bé sẽ học được kỹ năng phối hợp cũng như giao tiếp tốt với người khác.

Khuyến khích con chơi những trò chơi vận động cũng là cách giúp con rèn luyện thể lực và kỹ năng phối hợp, quan sát tốt. Nhưng nếu bé không thoải mái hãy đừng ép trẻ, trò chuyện cùng con để nắp bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của con để có phương án  thích hợp giúp con rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Những gợi ý sau để giúp con bạo dạn, tự tin hơn

- Cũng theo Vnexpress, hãy trò chuyện, tâm sự để hiểu cảm giác của trẻ, biết rõ lý do tại sao trẻ cảm thấy xấu hổ, từ đó có cách giải thích phù hợp cho con gỡ được các trở ngại tâm lý.

Bạn có thể tỏ ra đồng cảm với trẻ bằng cách kể lại những tình huống từng khiến bạn cũng cảm thấy bối rối, đồng thời không quên chỉ ra những ưu điểm và nhấn mạnh sự tin tưởng vào khả năng làm tốt mọi việc của trẻ để trẻ tự tin hơn vào bản thân.

- Không nên tạo áp lực bắt trẻ phải thể hiện bản thân trước một nhóm đông người lạ mà trẻ không muốn vì điều này sẽ dẫn đến hành vi chống đối. Trước hết, hãy để cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc thể hiện mình trong phạm vi nhỏ mà trẻ cảm thấy thoải mái sau đó mới dần dần tăng phạm vi số lượng.

- Gia đình hãy quan tâm khen ngợi khi trẻ đạt được những thành công hay tiến bộ nhỏ.

- Để trẻ làm quen với việc thể hiện trước đám đông từ những chuyện nhỏ nhất hàng ngày như: gọi món khi đi ăn ngoài, nói chuyện điện thoại hay khuyến khích trẻ phát biểu bài trên lớp, và có thể nhờ sự trợ giúp của giáo viên một vài lần đầu khi trẻ trả lời xong dù đúng sai cũng hãy khích lệ tinh thần trẻ.

- Gia đình có thể tạo điều kiện cho trẻ giao lưu với môi trường xung quanh nhiều hơn, cho trẻ đi cùng bố mẹ đến nơi đông người và để trẻ tự kết bạn, tự giao tiếp, giảm tối đa sự chú ý tới trẻ khi ở nơi tập thể.

Gia đình không nên bao bọc quá mức khiến trẻ càng thêm nhút nhát vì trẻ quen được nâng đỡ, làm thay sẽ dẫn đến thiếu niềm tin vào bản thân, lo lắng khi phải tự đưa ra quyết định của mình.

- Cho trẻ tham gia các lớp ngoại khóa như múa, hát, vẽ, đàn, kỹ năng sống... cũng là môi trường tốt để trẻ phải thể hiện mình nhiều hơn.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Những cách dạy trẻ nhanh biết nói
-3 Những sai lầm thường gặp khi dạy trẻ đánh răng
-4 Rượu rắn có thể làm mất khả năng sinh sản
-5 Dưỡng da khỏe vào mùa đông với mặt nạ chuối

Theo GDVN

Comments