Ung thư võng mạc mắt ở trẻ dưới 3 tuổi: Nhiều di chứng nguy hiểm

14:26 14/04/2015

(Giúp bạn)Tuổi mắc trung bình là 8 tháng đối với bướu nguyên bào võng mạc hai bên và 26 tháng đối với bướu nguyên bào võng mạc một bên .

Nhiều di chứng nguy hiểm

Theo Người lao động, ung thư võng mạc mắt là bệnh thường gặp ở trẻ em Việt Nam. Mỗi năm Bệnh viện Ung Bướu TPHCM tiếp nhận khoảng 40 trường hợp trên tổng số 300 ca ung thư mới phát hiện ở trẻ em (chiếm 8%), đây là tỉ lệ khá cao so với các nước trong khu vực.

Bác sĩ Trần Chánh Khương nhận định ung thư võng mạc mắt  là một trong những dạng bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh thường để lại di chứng nguy hiểm nếu phát hiện trễ như mù lòa, khối u di căn lên não theo dây thần kinh thị giác dễ dẫn đến tử vong...

Nếu chữa trị kịp thời, mắt của trẻ vẫn được giữ nguyên hoặc thị lực có giảm nhưng không đáng kể. Mức độ ung thư cả hai mắt chiếm 25% trong tổng số trẻ mắc chứng bệnh bướu nguyên bào võng mạc. Trong số những bệnh nhân này, lần đầu thường phát hiện được ở một bên mắt, bên còn lại xuất hiện sau đó từ vài tháng tới một năm.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ

Tuy nhiên 30% trường hợp có tính di truyền từ gia đình, 70% còn lại theo nghiên cứu của những chuyên gia về ung thư có thể do bị đột biến gien bất thường.Ung thư võng mạc mắt được chẩn đoán không khó nhưng điều trị còn gặp khó khăn vì bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn trễ.

Bác sĩ Khương lưu ý có đến hơn 90% trường hợp nhập viện trễ, lúc đó khối u phát triển quá lớn, ăn lan ra ngoài nhãn cầu xâm lấn dây thần kinh thị giác. Ðể bảo toàn tính mạng của trẻ, các bác sĩ phải tiến hành khoét bỏ nhãn cầu sau đó hóa trị, xạ trị đối với những trường hợp có xâm lấn.

Một số trường hợp đến muộn hơn, khối u đã phá vỡ thành nhãn cầu thì tiến hành nạo vét tổ chức hốc mắt và xạ trị ngoài. Nơi di căn thường gặp nhất là hốc mắt, hệ thần kinh trung ương, xương sọ. Di căn đường máu có thể vào tới tủy xương và di căn đến các tạng là gan, thận.

Lưu ý khi mắt trẻ bị lác

Gia đình và Xã hội cho biết, theo Th.S. BS Việt Hương, nghiên cứu cho thấy: 6% trẻ bị UNBVM có liên quan đến yếu tố gia đình (trong gia đình có người bị mắc bệnh). Loại này do di truyền và có các đặc điểm: Biểu hiện sớm - khi bé được vài tháng tuổi đến 1 tuổi; Thường bị cả 2 mắt; Có thể bị một loại ung thư khác đi kèm. 94% trường hợp còn lại không liên quan đến yếu tố gia đình.

Loại này do đột biến gen, trong đó 80% không có khả năng di truyền và 20% có khả năng di truyền.BSCK II Nguyễn Quốc Việt - Trưởng khoa Mắt (Bệnh viện TƯ Huế), cho biết, bệnh khó bị phát hiện ngay sau khi sinh. Với những biểu hiện ban đầu, nếu cha mẹ trẻ không để ý thì rất khó phát hiện ra, vì mắt trẻ không nhức mỏi, nhãn cầu mắt bình thường.

Một số trường hợp phát hiện bệnh tình cờ do khám mắt cho trẻ sơ sinh đẻ non hoặc khám mắt cho trẻ tại trường học. Thông thường, gia đình có thể phát hiện lé mắt kèm chảy nghèn nhưng phần lớn các cháu được phát hiện do có một đốm sáng trong con ngươi. "Chụp CT mắt là cần thiết trong việc chẩn đoán sớm bệnh. Việc chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu bệnh kết hợp với kết quả soi đáy mắt, siêu âm và chụp cắt lớp" - BS.TS Tùng cho biết.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Võng mạc trẻ sinh non: Cách phát hiện và cách phòng bệnh
-2 Những lý do gây chứng đãng trí ở người trẻ
-3 Bị Glôcôm bẩm sinh có thể dẫn đến mù
-4 Dấu hiệu của hội chứng bàng quang hoạt động quá mức

Theo GDVN

Comments