Phấn rôm cho bé - coi chừng ngộ độc

13:02 11/02/2014

(Giúp bạn)Phấn rôm (PR) còn gọi là phấn thơm, phấn trẻ em, thường được các bậc phụ huynh dùng xoa ngoài da thường xuyên mỗi ngày cho trẻ em nhỏ, với mong muốn giúp cho da trẻ sạch và thơm, không bị rôm sảy hay mẩn ngứa do tã lót.

Theo báo cáo của các Trung tâm kiểm soát độc chất các nước cho thấy, PR tiềm ẩn những nguy hại đối với sức khỏe của trẻ khó lường mà ít người biết đến. Mặc dù không gây độc toàn thân nhưng hít phải PR gây thiếu oxy do tắc đường dẫn khí, cản trở hoạt động nhung mao hô hấp. Biểu hiện ở phổi thay đổi từ ho đơn thuần đến suy hô hấp nặng và di chứng phổi lâu dài có thể xảy ra.

  • 1

    Thành phần PR trẻ em

    PR là loại bột màu trắng có nhiều công thức hóa học khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc. Cách đây hơn 1.300 năm, loại bột này đã được người xưa dùng làm phấn vẽ hình lên các hang động và dùng trong ngành sản xuất gốm tráng men của Trung Quốc. Ngày nay, bột talc là một

    khoáng chất khai thác từ mỏ, có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicate magnesium ngậm nước, điều chế thành dạng bột phấn. Bột talc được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp để làm ra các sản phẩm như: thức ăn cho vật nuôi, dây cáp, đèn cầy, gạch men, kẹo cao su, mỹ phẩm; được dùng trong một số loại thuốc viên nhưng không gây phản ứng phụ hay ngộ độc.

    phan-rom-cho-be-coi-chung-ngo-doc-1
     Ảnh có tính minh họa (Ảnh: Gettyimages.com)
  • 2

    Ngộ độc do hít PR thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi

    Người ta thường cho rằng, trong PR có chứa rất nhiều những thành phần có khả năng hút ẩm. Tuy nhiên, khả năng thấm hút của PR rất thấp so với tã, lại có thể gây nên những kích ứng cho da của bé. Ưu điểm khác của PR là nó có mùi thơm dễ chịu, tuy nhiên mùi hương và tác dụng chống ma sát chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

    Vì thế, dược động học của các loại phấn như PR cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, hít phải PR chính là thủ phạm khiến cho phổi của trẻ bị sưng, viêm, và gây nên bệnh trong đường thở khi trẻ hít phải lượng phấn nhiều. Kích thước trung bình của hạt PR nhỏ hơn 5m nên hoàn toàn có thể thâm nhập vào tận phế nang.

    Những đặc tính của PR gây ngộ độc khi hít vào, là không tan trong nước và không bị phân hủy bởi vi khuẩn. Do đó, việc tích tụ trong phổi làm tắc nghẽn đường thở ở nhiều mức độ gây thiếu oxy. Điều này đã được kiểm chứng trên các mẫu bệnh học. Những công nghệ xử lý nước thải, phân bón,

    sơn, dược phẩm và phấn trẻ em. Mỹ phẩm và dược phẩm chứa bột talc luôn có hướng dẫn sử dụng an toàn để tránh gây độc. Những thành phần khác thường có trong phấn trẻ em bao gồm muối canxi và kẽm, chất béo và dầu thơm. Ngoài ra, người ta còn dùng bột bắp thay cho bột talc trong phấn trẻ em. Tất cả những chất này khi hít vào phổi đều gây viêm phổi. Thói quen dùng PR không đúng có thể gây nguy hiểm khi trẻ hít phải hoặc do bôi phấn lên những vùng da nhạy cảm. Công nhân làm việc trong hầm mỏ cũng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với bột talc. Chất bột này cũng có trong tổn thương bao gồm những thay đổi do viêm nhiễm ở đường thở và mô kẽ, viêm cùng với tắc nghẽn tiểu phế quản, xẹp phổi, ứ khí và xơ hóa. Những phát hiện này đều phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ nhỏ.

    Những dữ liệu về tác dụng gây độc của bột talc do hít phải được thu thập từ một số các trường hợp ngộ độc liều lớn xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Những trường hợp đầu tiên trong số này đã tử vong. Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, đã có đến 6.291 trường hợp ngộ độc PR xảy ra vào năm 2002. Xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 6 tuổi 5.719 trường hợp (91%), 259 trường hợp (4,1%) ở trẻ lớn hơn 6 tuổi và cũng có

    301 trường hợp (4,8%) xảy ra ở người lớn. Có 409 (6,4%) ca phải nhập viện. Hầu hết các trường hợp được điều trị đều hồi phục tốt.

  • 3

    Triệu chứng lâm sàng

    Ngộ độc do hít PR xảy ra do sử dụng thường xuyên không đúng cách hoặc do trẻ lấy chơi nghịch và hít phải. Ngộ độc cấp do hít phải PR gây ho, khó thở, thở nhanh, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng theo thời gian, diễn tiến suy hô hấp xuất hiện sau nhiều giờ. Toan hô hấp, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản có thể xảy ra diễn tiến ngưng hô hấp, ngưng tuần hoàn. Hít phải PR bôi da lâu ngày gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amiang tích đọng trong phổi, xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Biểu hiện đặc trưng là ho nhiều, khó thở, thở có tiếng rít, tức ngực. Mức độ trầm trọng của xơ phổi tương quan với thời gian tiếp xúc và độ tập trung bụi phấn. Các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa bệnh bụi phổi và bệnh phổi tắc nghẽn sau khi hít bột talc.

  • 4

    Chẩn đoán

    Trên những trẻ có triệu chứng ngộ độc phải kiểm tra xét nghiệm máu, chất điện giải và chụp phim X - quang ngực.

    Theo dõi khí máu thường xuyên ở bệnh nhân suy hô hấp nặng. Thường phát hiện có tổn thương đối xứng tại và quanh rốn phổi trên phim X - quang. Các xét nghiệm khác như nội soi giúp nhận diện sự hiện diện của các hạt bụi phấn. Lưu ý chẩn đoán phân biệt với rất nhiều những nguyên nhân khác gây rối loạn hô hấp, viêm phổi hít.

  • 5

    Xử trí

    Đối với trường hợp hít phải lượng lớn mà không biểu hiện triệu chứng thì cũng phải bắt đầu điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng. Thông đường thở và cho thở oxy 100%. Theo dõi và đảm bảo ổn định các dấu hiệu sinh tồn.

    Các biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải PR. Bệnh không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ có thể chữa trị triệu chứng. Thuốc Nacetylcysteine có thể giúp cải thiện tình trạng hô hấp. Hút đàm nhớt, dùng corticoids có thể giúp ngăn chặn tiết đàm và nhiễm trùng hô hấp. Thuốc giãn phế quản không có tác dụng trong trường hợp này. Dùng thêm kháng sinh khi nghi ngờ bội nhiễm vi trùng.

    Có thể xem xét biện pháp rửa phổi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ phấn hít vào. Tác dụng tuy hạn chế nhưng giúp loại bỏ đàm tiết ra quá nhiều làm vô hiệu liệu pháp N - acetylcysteine.

    Biện pháp này cũng giúp chẩn đoán phân biệt đối với các bệnh phổi do các loại bụi khác. Vật lý trị liệu hô hấp và dẫn lưu tư thế có thể có tác dụng. Những trường hợp ngộ độc do PR cần theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.

  • 6

    Sử dụng PR đúng cách

    Sử dụng thường xuyên không đúng cách và bảo quản không thích hợp là những nguy cơ ngộ độc cho trẻ, do vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý để hạn chế thấp nhất những nguy hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em.

    Chọn loại sản phẩm an toàn, không chứa chất gây hại, còn hạn sử dụng. Sử dụng đúng cách: đổ phấn ra tay, sau đó thoa nhẹ nhàng lên da trẻ, không thoa lên mặt, mắt, tránh vùng âm hộ - âm đạo của trẻ gái. Không thoa lên vùng da bị hăm, bị tổn thương. Tránh bôi PR cho trẻ ở nơi có gió. Không cho trẻ cầm chơi với lọ PR. Cất giữ trong tủ kệ cao, để trẻ không thể thấy hay với lấy chơi nghịch được.

Comments