Sự phát triển của trẻ qua những hoạt động thể chất
(Giúp bạn)Các hoạt động vận động phát triển thể chất là những kĩ năng được hình thành khi trẻ tham gia các hoạt động như chạy, nhảy, cầm nắm, vẽ, cắt, ghép.
Sự phát triển của não bé
Theo Sức khỏe và đời sống, khi bé bước sang tháng thứ 4, não bé đang trong quá trình phát triển. Mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy, bé trở nên hiếu động, linh hoạt hơn hẳn. Bé nghịch ngợm hơn rõ, qua những việc thích nắm chặt đồ vật trong lòng bàn tay, thích thú giật, nghịch tóc mẹ mà không ngừng bỏ ra.
Sự hiếu động thể hiện rõ hơn những tháng trước chính là việc cho vào miệng ngậm, như muốn khám phá thế giới không chỉ thông qua kênh cầm nắm đồ vật, nghe ngóng xung quanh mà còn muốn nếm thử vị thế giới.
Hơn nữa, từ 3-4 tháng là độ tuổi trung bình để trẻ mọc răng sữa, nên bé càng khao khát được cắn đồ vật hơn. Nhiều khi, sự đau đớn vì mọc răng sữa khiến bé còn sinh ra quấy khóc.
Vẽ
Cũng theo Người đưa tin, hãy thử thay thế những bút vẽ to và thô bằng những chiếc nhỏ và mịn hơn. Những bút càng nhỏ thì càng cần trẻ phải làm chủ đôi tay tốt hơn. Điều này tạo ra những kết quả thực sự tốt và cho phép trẻ phát triển kĩ năng cầm nắm; điều cần thiết cho trẻ để có thể học viết.
Trò chơi cầm nắm
Với những trẻ nhỏ hơn, hãy bắt đầu với những trò chơi cần đến sự cầm nắm của cả bàn tay. Sau đó bạn có thể đổi sang các hoạt động cần tới sự khéo léo của ngón cái và ngón trỏ. Điều này sẽ giúp trẻ điều khiển những ngón tay của mình tốt hơn.
Cắt giấy
Hãy mang ra một chiếc kéo cùng với một cuốn tạp chí cũ và cho trẻ chơi với chúng. Cắt giấy đòi hỏi trẻ phải kết hợp nhiều thứ. Vì vậy, với những trẻ nhỏ mới chỉ bắt đầu làm quen với việc cắt giấy, bạn cần một chiếc kéo không có lưỡi kim loại. Chúng nên đủ sắc để cắt giấy nhưng chỉ giấy mà thôi.
Trò chơi xâu dây
Hãy mua cho trẻ những chuỗi hạt hay dùng những sợ dây màu khi cho trẻ chơi trò chơi này. Xâu dây đòi hỏi khả năng điều khiển và trẻ phải thực sự làm chủ bàn tay của mình. Điều này vô cùng hiệu quả khi giúp trẻ thực hành những kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo.
Các khối hộp xếp hình
Hãy bắt đầu cho trẻ chơi với các khối hộp lớn và sau đó thay thế bằng những khối nhỏ hơn. Những khối hộp càng nhỏ thì càng cần trẻ phải khéo léo hơn. Mặc dù vậy, bạn không nên thay những khối hộp nhỏ vào quá nhanh – nếu quá sức của trẻ, trẻ sẽ chán nản và không chơi nữa.
Chạy nhảy
Hãy cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi trẻ phải di chuyển nhanh. Điều này rất cần thiết cho trẻ trong việc phát triển kĩ năng phát triển thể chất.
Các mẹ cũng cơ thể cho con chơi trò nhảy lò cò. Việc đó giúp trẻ phát triển kĩ năng lấy thăng bằng một cách tốt hơn.
Leo trèo
Hãy đưa trẻ đến vườn chơi và cho trẻ học cách leo trèo. Đó là một trong những bản năng tự nhiên của trẻ và bạn có thể phát hiện ra điều đó khi trẻ bắt đầu cố trèo lên bàn nước. Mỗi lần cố gắng là một lần trẻ tiến bộ bởi vì điều đó làm những cơ vận động của trẻ phát triển hơn.
Chơi với những quả bóng
Đá bóng, lăn bóng và ném bóng đều là những cách tốt để khuyến khích sự phát triển về mặt vận động. Tất cả những gì bạn cần là một quả bóng cùng với một chút ít không gian cho trẻ chơi. Thường thì những quả bóng nhỏ cần nhiều sự khéo léo hơn, tuy nhiên chúng không nên quá bé và cũng không nên quá to vì điều đó sẽ gây nên sự chán nản cho trẻ.
Chơi cầu lông
Chơi cầu lông có thể là hơi khó đối với trẻ, tuy nhiên chúng lại vô cùng hữu ích. Có thể lúc đầu bạn nên thử với những chiếc vọt đồ chơi, nhẹ nhàng và có mặt to để trẻ dễ điều khiến và sau đó chuyển dần sang những chiếc vọt nặng hơn, khi trẻ đã bắt đầu quen bạn có thể cho trẻ chơi vọt dành cho lứa tuổi của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ thử sức với tennis, gôn hay bóng chày...
Tham khảo thuốc: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold Hỗ trợ phát triển trí não: Bổ sung DHA giúp phát triển các tế bào thần kinh não bộ, tăng khả năng nhận thức, trí nhớ và thị lực cho trẻ. |
Tú Liên
Theo GDVN