Thính lực của bé theo mốc phát triển

14:26 14/04/2015

(Giúp bạn)Quan tâm đến khả năng nghe của trẻ sẽ giúp cha mẹ sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị cho con.

Một số bé chào đời với trục trặc về thính giác. Một số bé có khả năng nghe bình thường, sau mới trục trặc. Điều quan trọng là bạn nên phát hiện sớm những bất thường ở thính giác của bé (vì nghe kém có thể trì hoãn kỹ năng ngôn ngữ).

Khi còn trong thai, có những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé

Tuần tuổi thứ 8

Theo Vnexpress, ở thời điểm này, các tế bào thần kinh trong não được phân nhánh để kết nối với nhau, hình thành những "đường mòn" đầu tiên trên não. Tthai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ, những bước sóng âm thanh, xung truyền của cảm xúc sẽ kích thích lên não bộ của bé, giúp thai nhi cảm nhận được thông tin phát ra từ mẹ.

Tuần tuổi thứ 20

Đây là thời điểm các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho 5 giác quan: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Não bộ của bé phát triển tăng tốc vào giai đoạn này.

3 tháng cuối thai kỳ

Não bộ của bé phát triển nhanh nhất trong giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kỳ đến 2 tuổi (đạt khoảng 80% trọng lượng não người trưởng thành) và đạt gần 100% khi bước vào tuổi thứ 6.

Trí thức trẻ cho biết, sau đây là những câu hỏi gợi ý dưới dây nhằm kiểm tra thính giác cho bé theo từng độ tuổi

Từ sơ sinh đến 3 tháng

- Bé phản ứng với âm thanh lớn.

- Bé bình tĩnh và mỉm cười khi có người nói chuyện.

- Nhận ra giọng nói của mẹ và dịu lại nếu đang khóc.

- Khi cho bú, bé bắt đầu hoặc ngừng hút do phản ứng với âm thanh.

- Bé tạo âm thanh vui vẻ.

- Mỉm cười khi nhìn thấy mẹ.

Từ 4 tới 6 tháng

- Dõi theo âm thanh bằng mắt.

- Phản ứng với những thay đổi trong giọng điệu của mẹ.

- Chú ý tới những đồ chơi tạo âm thanh.

- Quan tâm tới âm nhạc.

- Bập bẹ một hoặc một chuỗi âm thanh, bắt đầu với p, b và m.

- Cười.

- Bập bẹ khi bị kích thích hoặc không hài lòng.

7 tháng tới 1 năm

- Thích chơi “ú òa”.

- Quay và nhìn theo hướng của âm thanh.

- Lắng nghe khi nói chuyện.

- Hiểu những khái niệm thông thường như “giày”, “cốc”, “sữa”...

- Đáp ứng yêu cầu như “Con lại đây”.

- Bập bẹ âm thanh dài như “tata”, “bubu”, “bibi”.

- Giao tiếp cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay.

- Có một vài từ có nghĩa ở sinh nhật đầu tiên như “bà bà”...

1-2 tuổi

- Biết một vài bộ phận cơ thể và chỉ ra chúng khi được hỏi.

- Làm theo lệnh đơn giản: “Đá bóng” hoặc hiểu câu đơn giản: “Giày của con ở đâu?”.

- Thích câu chuyện, bài hát và những giai điệu đơn giản.

- Chỉ vào những bức hình, có thể gọi tên.

- Biết nói những từ mới.

- Dùng câu hỏi đơn giản: “Mèo đâu rồi?”, “Mẹ đâu rồi?”.

- Đặt 2 từ với nhau, chẳng hạn: “ăn bánh”.

2-3 tuổi

- Dùng câu với 2-3 từ để nói hoặc hỏi.

- Gọi tên một số đối tượng theo yêu cầu.

- Ngôn ngữ của bé được hiểu bởi những người trong nhà.

3-4 tuổi

- Nghe được mẹ khi mẹ gọi to từ một phòng khác.

- Nghe truyền hình hoặc phát thanh ở mức độ tương tự với các thành viên trong nhà.

- Có thể trả lời các câu đơn giản như “Ai?”, “Cái gì?”, “ở đâu?”, “Tại sao?”.

- Nói về hoạt động tại nhà trẻ, nhà bạn của bé.

- Dùng câu có 4 hoặc nhiều hơn 4 từ.

- Nói trôi chảy mà không cần lặp lại từ.

Cần đưa con đến thăm khám bác sĩ thường xuyên nếu:

- Thành viên trong nhà hoặc anh, chị, em của bé có vấn đề về thính giác.

- Người mẹ có vấn đề y tế trong quá trình mang thai hoặc sinh nở (bệnh nặng hoặc chấn thương).

- Bé sinh non.

- Bé sơ sinh nhẹ cân.

- Bé có vấn đề về thể chất lúc sinh.

- Bé thường kéo tai.

- Bé từng bị sốt phát ban.

- Bé từng bị viêm màng não, nhiễm trùng tai, dị ứng.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Cách khắc phục nhược điểm của thuốc chống trầm cảm
-2 Cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm
-3 Cảnh báo bệnh tật qua đôi chân
-4 Ù tai - biểu hiện của suy giảm thính lực


Theo GDVN

Comments