Trẻ bú bình dễ có nguy cơ bị tiêu chảy
(Giúp bạn)Để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ, chuyên gia y tế khuyến cáo các bà mẹ nên vệ sinh bình sữa, núm vú thật sạch sẽ, tẩy trùng trước khi sử dụng.
Trẻ em bú bình có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy cao
Vietnamplus cho biết, theo thống kê gần đây của Bệnh viện Nhi Trung ương ở nhóm trẻ từ 3 đến 7 tuổi bị tiêu chảy cho thấy, tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ bú bình chiếm 60%, cao hơn so với trẻ bú mẹ (39%).
Tỷ lệ bị tiêu chảy nặng gây tử vong ở trẻ bú mẹ là 0%, trong khi ở trẻ cả bú mẹ và bú bình là 7,5%, ở trẻ nuôi hỗn hợp bằng thức ăn bổ sung là 45% và ở trẻ hoàn toàn bú bình là 47%.
(Ảnh minh họa)
Cũng theo Sức khỏe và đời sống, nguyên nhân được các chuyên gia về nhi khoa đưa ra là do việc vệ sinh bình sữa không sạch sẽ, lượng vi khuẩn thường bám ở đáy bình tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli (vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy) phát triển.
Hằng năm trên thế giới có hơn 1,5 triệu trẻ em thoát khỏi tử vong nhờ bú sữa mẹ. Bởi, sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu với khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa.
Trong sữa mẹ có ít nhất 60 loại enzyme bên cạnh thành phần hoàn hảo những chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không một loại sữa bột nào trên thị trường có được.
Vì vậy, để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ, chuyên gia y tế khuyến cáo các bà mẹ nên vệ sinh bình sữa, núm vú thật sạch sẽ, tẩy trùng trước khi sử dụng.
Một số lưu ý khi cho bé bú
- Người đưa tin cho biết, cần rửa sạch tay và vệ sinh bề mặt làm trước khi pha chế sữa cho bé.
- Cất ngay hỗn hợp sữa vào tủ lạnh ngay khi bạn pha xong nếu chua có nhu cầu sử dụng.
- Tích trữ lượng sữa thừa lại trong bình để dùng sau có thể gây nguy hiểm do lượng sữa này sẽ bị nhiễm khuẩn khi đã được sử dụng. nên bỏ lượng sữa này đi nếu không được sử dụng tiếp trong vòng 1 giờ.
- Luôn kiểm tra hạn sử dụng trên vỏ sữa bột và vứt ngay nếu đã quá hạn. Một hộp sữa đã mở ra không nên sử dụng quá một tháng.
- Khi có nhu cầu mang sữa đi theo, cách an toàn nhất là bạn nên trữ nước đun sôi để nguội và lượng sữa bột cần thiêt trong 2 bình riêng rẽ, khi cần mới pha vào nhau.
- Nếu bạn muốn mang sữa đã pha chế đi thì phải giữ ở nhiệt độ lạnh đóng băng. Có thể sử dụng loại túi giữ ấm bình cho trẻ em.
- Bạn tuyệt đối không để bé bú bình một mình và bỏ đi để chúng tự xoay xở. Sữa chảy quá nhanh sẽ khiến trẻ sặc sữa và hít dung dịch này vào phổi và có thể gây ngạt. Những trẻ tự bú bình kiểu này còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai và gây các khuyết tật cho bé. Tốt nhất, nên ẵm và vỗ về khi bé ăn, đông thời trò chuyện với trẻ để chúng có thể hấp thụ và phát triển nhanh nhất.
- Nếu bé ngủ quên đi lúc đang bú, bạn hãy bế bé lên vai, xoa nhẹ lưng và đầu bé., vỗ nhẹ vào chân hay mông để gọi bé dậy. Nếu cách này không hiệu quả, thay tã cho bé cũng là một cách khá hay khác. Đợi tới khi bé tỉnh ngủ hẳn trước khi cho bé bú nốt.
- Trẻ cần có 150-200ml sữa cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày cho tới khi được 3 tháng tuổi, sau đó là 120ml cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, tùy Thông thường, một bé nên có 6-7 lần bú trong một ngày, các chuyên gia cho rằng bạn nên cho bé ăn bất cứ khi nào bé cảm thấy đói, không qui định số bữa ăn cụ thể trong ngày.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Rất cần bổ sung acid (400mcg/ngày) trước khi thụ thai cũng như trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nhập ít acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. |
Tú Liên
Theo GDVN