Trẻ em không nên dùng thuốc bôi có corticoid

14:31 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhóm corticoid là thuốc được dùng phổ biến điều trị bệnh ngoài da. Nếu sử dụng không đúng bệnh, không đúng cách sẽ gây nhiều tai biến.

Thuốc bôi nhóm corticoid là gì?

Sức khỏe và đời sống cho biết, nhóm corticoid là thuốc được dùng phổ biến điều trị bệnh ngoài da. Đây là các thuốc hay bị người dân lạm dụng, tự ý mua về sử dụng...

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng bệnh, không đúng cách sẽ gây nhiều tai biến, làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo.Khi dùng điều trị các bệnh ngoài da (thậm chí là thuốc được bác sĩ kê đơn), người bệnh cần lưu ý về tác dụng phụ có thể xảy ra do thuốc này.

Tác dụng phụ nguy hiểm

Tác dụng phụ trên da là biểu hiện thường gặp khi dùng corticoid bôi. Đó là teo da (có thể xảy ra rất nhanh khi dùng thuốc bôi đặc biệt là khi bôi ở vùng da mỏng hoặc nếp gấp), trứng cá và tổn thương da dạng trứng cá, đôi khi viêm da quanh miệng, rạn da, giãn mạch, xuất huyết, rậm lông, rối loạn sắc tố, bùng phát nhiễm khuẩn, nấm, virut, làm chậm liền vết thương, viêm da tiếp xúc dị ứng do thành phần có trong tá dược.

Cũng theo Người lao động, cần thận trọng với thuốc bôi ngoài da dạng kem thuốc (crème) hoặc thuốc mỡ (pommade) có chứa dược chất corticoid. Một số biệt dược có thể kể như: Cortibion, Celestoderme, Synalar, Halog, Hydrocortisone, Flucinar, Topsyne, Betneval… và hàng chục tên khác.

-1

(Ảnh minh họa)

Đây là thuốc bôi ngoài da chứa dược chất chống viêm rất quý, nếu dùng đúng chỉ định có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị. Song, ngay cả một số người lớn, đặc biệt là phụ nữ, cũng sử dụng sai chỉ định, như dùng chữa các vết lở loét, trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da.

Lưu ý, các loại corticoid nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên mặt lâu ngày, da mịn màng đâu chẳng thấy mà sẽ thấy nổi trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc còn có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm).

Các cô gái trước tuổi dậy thì nếu bôi các loại corticoid lên da diện rộng, lâu ngày sẽ bị rối loạn sự phát triển hệ lông. Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu nên có chống chỉ định (tức không được dùng) ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Bôi ngoài da cho trẻ, thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn.

Để tránh hoặc hạn chế tác dụng phụ của thuốc khi dùng cần lưu ý

Thời gian bôi thuốc và số lần bôi trong ngày phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Với các vùng da có đặc điểm giải phẫu khác nhau, cho khả năng hấp phụ thuốc khác nhau nên dùng thuốc có độ mạnh, nhẹ khác nhau.

Ví dụ, ở vùng da dày như bàn tay, bàn chân nên dùng loại có hoạt tính mạnh, cực mạnh, còn ở mặt, bẹn bìu nên dùng loại vừa hoặc nhẹ. Diện rộng của vùng bôi thuốc cũng nên lưu ý, tránh bôi một vùng da rộng nhất là loại có hoạt tính mạnh vì dễ gây biến chứng toàn thân.

Và, nếu bôi dạng thuốc mỡ với diện rộng sẽ gây hạn chế hô hấp của da. Bởi vậy, nếu có thương tổn lan toả toàn thân nên bôi luân chuyển từng vùng.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Hẹp tá tràng bẩm sinh: Dễ bị bỏ sót trong khi siêu âm thai
-3 Dạy mẹ thở và rặn đẻ đúng cách khi sinh
-4 Sự tác động của thuốc giảm đau tới dạ dày
-5 Thuốc giảm đau: Cẩn trọng giữa việc sử dụng và lạm dụng

Theo GDVN

Comments