Chăm sóc răng sữa cho bé đúng cách

14:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ bú mẹ (dưới 30 tháng), còn được gọi là răng tạm thời vì chúng chỉ ở với bé vài năm rồi được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Theo Zing, răng sữa có 20 cái (10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới), khi trẻ được 24-30 tháng. Mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.

Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Sau khi răng rụng đi, một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Răng sữa chính là sự định hướng cho răng vĩnh viễn mọc.

Răng sữa còn giúp xương hàm phát triển, giúp trẻ phát âm. Nếu răng bị hỏng sớm, phải nhổ, trẻ có thể bị nói ngọng. Vì quan trọng như vậy, phụ huynh cần chăm sóc răng của trẻ.

Thứ tự răng mọc trước sau là

(Công thức chung: Số răng = số tháng - 4)

Răng cửa giữa

Hàm trên: 9-10 tháng

Hàm dưới: 6 - 8 tháng

Răng cửa bên

Hàm trên: 9-11 tháng

Hà dưới: 9 - 11 tháng

Răng hàm nhỏ

Hàm trên: 16 tháng

Hàm dưới: 16 tháng

Răng nanh

Hàm trên: 18-20 tháng

Hàm dưới: 18 - 20 tháng

Răng hàm lớn

Hàm trên: 22-24 tháng

Hàm dưới: 22 - 24 tháng

Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng ở trẻ cũng là điều bình thường, nguyên nhân chậm mọc răng có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ sinh non, yếu; Chế độ ăn của bé chưa hợp lý hoặc chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá nhiều...

Công dụng của răng sữa

- Giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng, trẻ sẽ bắt đầu ăn bổ sung những thức ăn cứng và khó tiêu hơn.

- Giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, không chen chúc.

- Thông thường, một răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm. Sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên không mọc ngay được, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.

- Giúp xương hàm phát triển: Nhờ có răng, bé có thể nhai, cắn thức ăn. Các động tác này giúp cho hàm phát triển bình thường.

- Giúp trẻ phát âm: Nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.

Với những tác dụng vừa kể, cha mẹ rất cần chăm sóc răng sữa của bé thật cẩn thận.

- Nếu bé chưa có răng hoặc mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng và nhổ ra thì bố mẹ có thể cho bé uống nước để súc miệng sau ăn. Sau đó ít nhất 1 lần/ngày dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để chùi răng, lợi cho bé, chú ý chùi cả bên trong lẫn bên ngoài.

- Khi nào bé đã biết nhổ ra, không nuốt kem đánh răng thì bắt đầu tập cho bé đánh răng. Thường là lúc bé được 3 tuổi.

Bàn chải cho bé thế nào là phù hợp?

- Theo Tuổi trẻ, phải chọn loại bàn chải có lông mềm, cấu trúc và kích cỡ phù hợp với răng miệng lứa tuổi của bé.

- Thuốc đánh răng của bé phải không cay, hơi ngọt và có mùi thơm. Ngoài ra có thể thêm chất phòng ngừa bệnh răng miệng và chất tẩy làm răng trắng. Chỉ bôi một lượng nhỏ bằng hạt đậu đen.

Cách đánh răng đúng

+ Với mặt ngoài răng: Nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rung nhẹ để lông bàn chải chui vào kẽ răng và di chuyển hết mặt ngoài của răng theo chiều lên và xuống.

+ Với mặt trong răng: Giống như chải mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải theo chiều thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống cho hết mặt trong răng.

+ Với mặt nhai: Lông bàn chải thẳng đứng trên mặt nhai, chải ngang từng đoạn ngắn.

- Sau khi răng đã hình thành, rất cần Fluor để làm men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy cha mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu Fluor như cá, đặc biệt là cá biển, trứng, sữa tươi, gan v.v...

- Phải giữ vệ sinh ngay cả khi cho bé ăn đêm bằng sữa nhân tạo, phải súc miệng bằng nước lọc nếu không bé sẽ bị sâu răng toàn bộ vì qua một đêm, lượng bột đường trong miệng sẽ lên men và làm hư men răng.

Tham khảo thuốc: Rodogyl

Chỉ định: Nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp-xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Lưu ý khi trị mụn trứng cá bằng thuốc
-2 Bệnh huyết trắng ở phụ nữ
-3 Những sai lầm khi cho con ăn sữa chua người lớn
-4 Triệu chứng của bệnh sỏi mật

Theo GDVN

Comments