Trẻ em không nên dùng thuốc Nitrofurantoin
(Giúp bạn)Trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều cháu được được cứu sống nhờ có các loại thuốc kháng sinh. Song không vì thế mà lạm dụng.
Cẩn thận khi dùng kháng sinh cho trẻ
Ykhoa.net cho biết, kháng sinh là một vũ khí lợi hại để chữa các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy hết những phản ứng và tác phụ của nó đối với người bệnh nhất là đối với trẻ em.
Trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều cháu được được cứu sống nhờ có các loại thuốc kháng sinh. Song không vì thế mà lạm dụng, ngược lại, phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ, bởi khi mới sinh ra, nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ, chức năng hoạt động của các cơ quan cũng chưa hoàn chỉnh.
Thuốc đưa vào cơ thể bất cứ đường nào như uống, tiêm, bôi ngoài da… đều được hấp thụ, chuyển hoá ở gan và đào thải qua thận trong khi chức năng của gan và thận ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ còn rất yếu, do đó khả năng thải trừ thuốc chậm hơn nhiều so với người lớn và trẻ lớn. Vì vậy thuốc dễ bị tích tụ trong cơ thể từ đó gây ra ngộ đốc nhất là khi trẻ dùng thuốc kéo dài.
Thuốc vào cơ thể sẽ gắn với protêin trong huyết tương và đẩy bilirubin ra, làm tăng bilirubin trong máu gây nên hiện tượng vàng da. ở trẻ nhỏ, sự phân phối kháng sinh trong cơ thể cũng khác người lớn vì tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ nhiều hơn, do đó liều lượng, cách dùng thuốc phải rất thận trọng.
Không nên cho trẻ em dùng nitrofurantoin
Theo thông tin trên chuyên trang y học của Benh.vn cho biết, nitrofurantoin là thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran, có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu Gram âm và Gram dương. Chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp không có biến chứng và mạn tính do E. coli, Enterococcus, Staphylococcus saprophyticus, Staphylococcus aureus và các chủng nhạy cảm Klebsiella, Enterobacter.
Không nên dùng nitrofurantoin cho trẻ nhỏ vì có thể gây vàng da, nhiễm độc cho gan. Về cách đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể cũng phải hết sức thận trọng: nên dùng đường uống, hoặc tiêm tĩnh mạch nếu có chỉ định của thầy thuốc. Ðối với trẻ nhỏ không nên tiêm bắp vì làm trẻ đau và đặc biệt là dễ gây xơ cứng cơ làm cho trẻ bị tàn tật.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại do đó không nên cho rằng người lớn dùng nhiều thì trẻ em dùng ít. Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên có một số kháng sinh không được dùng cho trẻ em.
Khi trẻ bị ốm, nhất thiết phải khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc điều trị theo sự mách bảo của những người không có chuyên môn.
Tương tác
Các thuốc thải acid uric niệu, như probenecid, sulfinpyrazon có thể ức chế bài tiết nitrofurantoin ở ống thận, làm tăng nồng độ trong máu, tăng nguy cơ ngộ độc và làm giảm hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu.
Thuốc kháng acid có chứa magnesi silicat có thể làm giảm hấp thu nitrofurantoin qua đường tiêu hóa. Nitrofurantoin có thể gây phản ứng dương tính giả, khi xét nghiệm glucose niệu bằng phương pháp khử đồng.
Tác dụng phụ thường gặp
Sốt, đau cơ, khô miệng, nhức đầu, chóng mặt. Tăng bạch cầu đa nhân, tăng bạch cầu ưa eosin. Buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Ngoại ban, mày đay, ngứa.
Biến đổi ở gan giống hình ảnh của viêm gan mạn hoạt động hoặc vàng da ứ mật, tăng transaminase. Tăng dải xơ trên X - quang phổi. Thâm nhiễm phổi, tràn dịch màng phổi, khó thở, ran ẩm, triệu chứng hen. Bệnh dây thần kinh ngoại vi.
Tham khảo thuốc: Nitrofurantoin Nitrofurantoin là thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran, có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu Gram âm và Gram dương. |
Linh Chi
Theo GDVN