Trẻ em không nên dùng thuốc Terpicod
(Giúp bạn)Không nên dùng thuốc Terpicod cho trẻ em dưới 5 tuổi vì có thể gây ngừng thở dẫn đến tử vong do ức chế trung tâm hô hấp.
Không nên dùng thuốc Terpicod cho trẻ dưới 5 tuổi
Theo Sức khỏe và đời sống, thuốc trị ho có đờm: mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat... Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 - 5 ngày, không dùng kéo dài.Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính.
Việc dùng các thuốc long đờm, tiêu chất nhầy, giãn phế quản kết hợp với corticoid, các enzym (serrapeptase hoặc chymotrypsin) và kháng sinh là khá hữu ích. Tuy nhiên, các thuốc long đờm, tiêu chất nhầy giúp làm tăng thể tích các dịch tiết đường hô hấp để chúng dễ bị bật ra ngoài, tránh vướng cổ gây khó chịu.
Trẻ em không nên dùng thuốc Terpicod (Ảnh minh họa)
Thuốc có thể gây các cục đờm, đôi khi làm tắc nghẽn đường thở, có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng. Không dùng loại thuốc này cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em và phụ nữ cho con bú. Cũng theo thông tin trên chuyên trang y học của Benh.vn cho biết, các loại thuốc trên không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi vì có thể gây ngừng thở dẫn đến tử vong do ức chế trung tâm hô hấp.
Lưu ý đặc biệt khi điều trị ho
Ho chỉ là triệu chứng của một bệnh nên việc điều trị ho phải song song điều trị nguyên nhân gây bệnh thì triệu chứng ho sẽ giảm. Trong trường hợp ho khan do cảm cúm, chỉ cần điều trị chứng cảm cúm thì tình trạng ho cũng dần dần tự khỏi.
Tuy nhiên, khi ho nếu thấy có kèm theo bất kỳ một trong những biểu hiện sau, bạn cần phải đi khám bệnh ngay để có hướng điều trị tích cực, tránh những biến chứng nguy hiểm: ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, ho ra mủ có mùi hôi; ho có kèm đau ngực; ho có khó thở hay khò khè; có triệu chứng phù hai chân; ho thường tái đi tái lại vào ban đêm; ho ở người hút thuốc, khi triệu chứng này trở nên nặng hơn; sút cân đột ngột; sốt, vã mồ hôi; khản tiếng ở người ho mạn tính.
Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.
Khi dùng thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần gồm: kháng sinh, sát khuẩn (guaifenesin), opioid, các chất làm long đờm, tiêu chất nhầy, đặc biệt là các chất giống giao cảm và kháng histamin - hai chất này có rất nhiều tác dụng phụ nặng nề với những người tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, glaucom, u phì đại tuyến tiền liệt, người mang thai, trẻ em và người cao tuổi, người suy hô hấp, bệnh tim, tai biến mạch máu não.
Cần cân nhắc và thận trọng với các biệt dược như ameflu, atussin, tiffy... vì đó đều là những thuốc phối hợp từ 3 đến 5 chất, ngoài tác dụng phụ lại còn tương tác bất lợi với các thuốc khác dùng cùng lúc. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của thầy thuốc.
Những chú ý khi dùng thuốc
- Theo Thanh niên, người bệnh không nên: tự đi mua thuốc, bắt chước uống thuốc theo toa của người khác, nghe theo lời giới thiệu của người khác.
- Đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai, người có tiền sử dị ứng thuốc, mắc các bệnh mạn tính đặc biệt. Trong những trường hợp này, bệnh nhân phải tự giác khai với thầy thuốc.
- Sử dụng ít thuốc, nếu có thể được.
- Không lạm dụng chích thuốc, truyền dịch khi không thật sự cần thiết. (Bác sĩ Lê Thị Diễm Thủy, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI & ADR) khu vực phía Nam).
- Đối với trẻ em, không được dùng thuốc của người lớn chia nhỏ ra cho trẻ sử dụng.
- Thuốc dùng cho trẻ em phải tính theo liều, theo trọng lượng của cơ thể.
- Cho dù có uống thuốc theo toa của bác sĩ, có chỉ định, phụ huynh vẫn cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ sau khi dùng thuốc. Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như ngứa, nổi mẩn đỏ thì phải ngưng thuốc ngay, đến gặp và hỏi lại ý kiến của bác sĩ. (Thầy thuốc nhân dân Bạch Văn Cam, Cố vấn hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM).
Tham khảo thuốc: Terpicod Chữa ho, long đờm trong điều trị viêm phế quản cấp hay mãn tính. |
Tú Liên
Theo GDVN