Trẻ giảm nguy cơ viêm xoang, viêm tai nhờ bú sữa mẹ
(Giúp bạn)Khi trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu tiên của cuộc đời thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhiễm trùng khi 6 tuổi trở lên sẽ thấp hơn.
Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm trùng tai, xoang hoặc viêm họng
Theo Sức khỏe cộng đồng, trong số hàng ngàn đứa trẻ được sinh ra, những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm trùng tai, xoang hoặc viêm họng sau này. Khi trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu tiên của cuộc đời thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhiễm trùng khi 6 tuổi trở lên sẽ thấp hơn. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rõ ràng lợi ích sức khỏe từ việc cho con bú giai đoạn sơ sinh và cho con bú là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Nhiễm trùng tai xảy ra ở ít nhất 24 triệu trẻ em trong vòng một năm ở Mỹ và có đến 1 tỷ các trường hợp nhiễm trùng xoang cấp tính mỗi năm. Các nhà khoa học đã theo dõi trên các em bé trong nghiên cứu về việc xem xét lợi ích lâu dài của việc được bú sữa mẹ.
Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã liên kết với 1281 bà mẹ có con khoảng 6 tuổi và yêu cầu thông tin về số lượng và các loại nhiễm trùng thông thường trẻ bị mắc trong 12 tháng trước đó. Họ thu thập thông tin về số lần trẻ phải đi khám bác sỹ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số những đứa trẻ được nghiên cứu thì có khoảng 66% trẻ em bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, 25% bị nhiễm trùng tai, 24% bị nhiễm trùng cổ họng và 16% bị nhiễm trùng xoang. Phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra rất ít.
(Ảnh minh họa)
Khi nhóm nghiên cứu so sánh kết quả giữa nhóm trẻ em được bú sữa mẹ và nhóm không được bú sữa mẹ, họ thấy rằng chỉ khoảng 15% trẻ em được bú mẹ mắc viêm xoang so với 22% trẻ không bú sữa mẹ.
Khoảng 24% trẻ được bú sữa mẹ bị nhiễm trùng cổ họng, so với 30 % những đứa trẻ chưa bao giờ được bú sữa mẹ. Và 25% những đứa trẻ được bú sữa mẹ bị nhiễm trùng tai, so với 28% trẻ không được bú sữa mẹ. Không có khác biệt về số lượng các trường hợp cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi khác.
Nhưng đối với nhiễm trùng tai, cổ họng và xoang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em được bú sữa mẹ sẽ ít nguy cơ bị mắc các nhiễm trùng này hơn.
Một số yếu tố trong sữa mẹ có thể kích thích hệ thống miễn dịch đang phát triển của trẻ theo những cách mà có tác dụng lâu dài. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó tiếp tục cho con bú đến ít nhất là 12 tháng tuổi và có bổ sung cho trẻ ăn kèm với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bắt đầu từ 6 tháng.
Giúp mẹ tăng lượng sữa
Cũng theo Vnexpress, về chế độ ăn của mẹ: Để có thể tăng lượng sữa mẹ, hằng ngày bạn cần ăn đa dạng thực phẩm, ăn tăng hơn so với bình thường để có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).
Mỗi ngày bạn uống từ 2,5 đến 3 lít nước bao gồm sữa, nước quả, nước canh, nước lọc..., nên uống trước khi cho con bú và cả sau khi cho con bú. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một ly sữa, ban đêm sau khi cho con bú cần uống ngay một ly nước để sữa mau về.
Ngoài ra bạn có thể ăn thêm một số món ăn truyền thống như cháo móng giò, khi ninh bạn cho thêm vài miếng đu đủ xanh vừa mau nhừ xương, vừa có tác dụng lợi sữa. Có thể ăn thêm cháo lạc, cháo hoặc chè vừng đen. Hằng ngày có thể uống thêm cả nước trà vằng cũng có tác dụng kích thích tiết nhiều sữa nữa.
Tham khảo thuốc: Ybio Constip Sự kết hợp giữa probiotic và chất xơ trong Ybio Constip giúp bổ sung vi khuẩn có lợi và tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn có lợi phát triển, thích hợp cho những đối tượng bị táo bón. Ybio Constip được sử dụng trong các trường hợp sau: - Hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh tiểu đường, … - Phòng ngừa táo bón ở những người có chế độ ăn ít chất xơ và ít vận động. |
Tú Liên
Theo GDVN