Viêm ruột hoại tử: Nguyên nhân và dự phòng ở trẻ

14:29 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm ruột xuất huyết hoại tử hay gặp ở trẻ em, ít gặp ở người lớn, là căn bệnh nặng, dễ tử vong thường do vi trùng kỵ khí gram dương có tên khoa học Welchi Perfringens.

Theo Sức khỏe và đời sống, viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.Rất thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng nhưng viêm ruột hoại tử không phải không gặp ở trẻ sơ sinh đủ tháng.

Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, nó có thể phá hủy các mô của niêm mạc ruột. Khi trẻ non tháng sinh ra, cơ thể yếu các cơ quan có thể chưa hoàn thiện, do vậy trẻ dễ bị suy hô hấp sau sinh.

Cho trẻ ăn sữa ngoài không đúng cách, số lượng sữa tăng nhanh, vi khuẩn hoặc các virút xâm nhập vào đường ruột tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh, tổn thương thường khu trú ở ruột non nhất là đoạn hổng tràng.

Tổn thương có thể từ vài centimét đến suốt cả chiều dài ruột non. Tổn thương vi thể dưới dạng phù nề, xuất huyết, hoại tử, có thâm nhập bạch cầu đa nhân. Dẫn đến các biến chứng: thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ruột.

Các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh

Nhiều yếu tố như thiếu máu cục bộ đường tiêu hóa hoặc tổn thương tái tưới máu, yếu tố nhiễm trùng. Có bằng chứng về sự phát tán vi khuẩn vào máu gây nên triệu chứng toàn thể. Biểu hiện ban đầu không đặc hiệu.

Biểu hiện về sau nằm trong bối cảnh bệnh nặng giống nhiễm trùng và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Viêm ruột hoại tử sơ sinh thường gặp ở trẻ non tháng, cân nặng thấp. Bệnh liên quan tới nhiều vấn đề: nuôi dưỡng đường ruột; trẻ suy hô hấp kéo dài; giảm lưu lượng máu ở hệ thống tạng (ngạt, đa hồng cầu); trong bệnh nhiễm trùng; bệnh tim bẩm sinh, bất thường chuyển hóa, hoặc có quá trình phát triển bào thai bất thường.

-1

(Ảnh minh họa)

Theo thông tin trên trang thông tin điện tử của Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, viêm ruột hoại tử sơ sinh là một bệnh nặng, thường gặp ở trẻ non tháng, nguyên nhân chưa rõ, nhưng biết có nhiều yếu tố liên quan gây bệnh: nhiễm khuẩn, tổn thương mạch máu, sinh non tháng, bệnh thường khởi phát từ 3-10 ngày sau khi sinh. Các yếu tố nguy cơ là: bị ngạt khi sinh, suy hô hấp sau sinh, hạ thân nhiệt, trẻ ăn sữa công thức.

Triệu chứng toàn thân: li bì, có cơn ngưng thở, thân nhiệt không ổn định.

Triệu chứng đường tiêu hóa: trướng bụng, ộc sữa hoặc dịch xanh, đi tiêu ra máu, sờ thấy khối ruột ở bụng, thành bụng nề.

Dự phòng

Hiện nay công tác dự phòng, được nhấn mạnh rất là cấp thiết. Một khi công tác dự phòng cho bà mẹ và cho trẻ sẽ giảm thiểu rất nhiều tỉ lệ mắc bệnh và không để xảy ra tỉ lệ tử vong cho nhóm bệnh lý này.Các bà mẹ mang thai cần thiết phải đi khám thai định kỳ.

Cần phát hiện được các đối tượng ở bà mẹ có nguy cơ cao về các bệnh lý đi kèm khi có thai, hoặc bệnh lý nền ở bà mẹ rồi mang thai. Có chiến lược cụ thể về điều trị và chăm sóc chu đáo, nhằm giúp cho thai nhi trong thời gian ở trong bụng mẹ có sức khỏe tốt và phát triển phù hợp với từng giai đoạn bào thai.

Đặc biệt, tránh để xảy ra tình trạng sinh non tháng, phải biết trước được những trường hợp sinh sớm so với ngày dự sinh, để có điều trị tốt, giúp thai nhi trưởng thành phổi đầy đủ và kịp thời bằng corticoid.

Bé sinh ra dù bé nhẹ cân, thiếu tháng hay đủ tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ ngay những giờ đầu sau sinh, khuyến khích các bà mẹ cách cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ngày - đêm.

Để có được nguồn sữa mẹ dồi dào, các bà mẹ cần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng nhất là chất đạm ăn tăng hơn 60% so với bữa ăn hàng ngày về đạm, đồng thời phải được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Khi mẹ ngủ, đó là lúc thời gian các tuyến sữa, tiết sữa nhiều nhất.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Rất cần bổ sung acid (400mcg/ngày) trước khi thụ thai cũng như trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nhập ít acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Bệnh rối loạn sinh tủy
-3 Cách chăm sóc người bị say rượu
-4 Những thứ phải nói không với da mặt
-5 Tác hại của mỳ ăn liền đối với sức khỏe

Theo GDVN

Comments