Trẻ bị khoèo chân: Phát hiện sớm và chữa trị ngay từ lúc sơ sinh

14:27 14/04/2015

(Giúp bạn)Tật khoèo chân bẩm sinh nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công rất cao, không cần đến phẫu thuật.

Biểu hiện trẻ bị khoèo chân

Theo Sức khỏe và Đời sống, khoèo chân ở trẻ sơ sinh là tật bẩm sinh, biến dạng của cả 1 hoặc 2 bàn chân ngay từ sau khi sinh với biểu hiện bàn chân bị lật vào trong và co rút lên. Nguyên nhân gây ra tật này là do tư thế nằm trong bụng mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Ngoài ra còn do khiếm khuyết của mầm xương, do di truyền...

Bé bị khoèo chân có biểu hiện: chân vòng kiềng (chân cong); bàn chân bị nghiêng ngoài; khoèo chân; gối quặt ngược... Khám ngoại hình thường dễ phát hiện dị tật bẩm sinh ngay sau sinh. Các nghiên  cứu cho biết: cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có 4 trẻ bị chân khoèo bẩm sinh. Vì vậy trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần khám thai định kỳ để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi.

Phát hiện sớm trẻ bị khoèo chân

VOV cho biết, có những em bé sinh ra đã bị dị tật mà nguyên nhân đơn giản là do tư thế nằm trong bụng mẹ của bé làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Bé có thể bị chân vòng kiềng (chân cong), hay trật khớp háng, hoặc bàn chân bị nghiêng ngoài, khoèo chân, gối quật ngược, hay vẹo cổ…

Khi đứa trẻ ra đời, các bậc cha mẹ do thiếu kinh nghiệm (nếu sinh con đầu lòng) không nhận ra dị tật của con mình, hoặc quan niệm là “khi trẻ lớn sẽ bình thường trở lại”, hoặc có thể phát hiện ra nhưng không biết nên xử lý thế nào… Kết quả là đứa trẻ lớn lên sẽ bị dị tật, khiến việc đi lại, hoạt động khó khăn, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của trẻ.

Không phải ai cũng biết rằng, với những trẻ bị dị tật như vậy, nếu được vật lý trị liệu sớm, trong nhiều trường hợp là ngay bắt đầu từ ngày thứ hai sau sinh, sẽ đem lại kết quả tốt, giúp trẻ tránh được dị tật về sau.

Thai phụ nên được theo dõi thường xuyên trong thai kỳ để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Một nghiên cứu cho thấy trong 1000 trẻ sơ sinh thì có trung bình 4 cháu bị chân khoèo bẩm sinh. Nhờ được tập vật lý trị liệu, các cơ, khớp của trẻ mềm dẻo hơn, cho dù sau này trẻ phải phẫu thuật thì kết quả điều trị cũng sẽ tốt hơn.

Nếu áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu ngay từ đầu, trẻ có thể chỉ cần chỉnh hình mà không phải trải qua phẫu thuật. Đặc biệt trong 3 tháng đầu sau sinh, mặc dù nhiều dị tật ở trẻ trông có vẻ nặng nề, vẫn có thể điều trị bảo tồn.

Sau giai đoạn 3 tháng, nếu không được tập thì cơ sẽ co kéo, dẫn đến nhiều biến dạng khác mà dù có can thiệp bằng phẫu thuật cũng khó phục hồi.

Điều trị

Phương pháp điều trị chủ yếu là chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh. Việc này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều công phu và kinh nghiệm, vì vậy cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện và trung tâm có cơ sở phục hồi chức năng và nhân viên chỉnh hình để được giúp đỡ và điều trị.

Phương pháp chỉnh hình chủ yếu là xoa nắn, dùng băng thun và bó bột. Xoa, nắn: cần được thực hiện thường xuyên hàng ngày theo các bài tập của bác sĩ hướng dẫn.

Dùng băng thun: băng được quấn bởi nhân viên y tế, có trình độ chuyên môn. Băng được quấn trong vòng 6 ngày, sau đó lại tháo ra trong 1 ngày để cho chân trẻ được thoải mái, rồi quấn lại băng vào ngày thứ 8. Việc quấn băng như vậy được thực hiện lặp đi lặp lại cho tới khi bàn chân đã được chỉnh hình tốt, thường là từ 6 - 8 tuần.

Bó bột được thực hiện theo 3 bước: bước 1 điều chỉnh biến dạng của phần trước bàn chân để duỗi thẳng bàn chân; bước 2: điều chỉnh biến dạng nghiêng bàn chân vào trong bằng cách đưa bàn chân xoay ngoài; bước 3: điều chỉnh biến dạng vùng gót chân bằng cách đưa bàn chân lên cao và sao cho phía bờ ngoài bàn chân cao hơn bờ trong. Việc thay bột được thực hiện hàng tuần cho tới khi đạt được kết quả mong muốn.

Trên thực tế, những trẻ bị dị tật khoèo chân, nếu được vật lý trị liệu sớm ngay, bắt đầu từ ngày thứ hai sau sinh sẽ đem lại kết quả tốt, giúp trẻ tránh được dị tật về sau.

Tật khoèo chân bẩm sinh nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công rất cao, không cần đến phẫu thuật. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm ngay khi con mới sinh để đưa con đi điều trị sớm.

Tránh khuynh hướng sai lầm là vì thương con, sợ con còn non nớt đã phải chịu đau đớn, hoặc cho rằng đó là bệnh thông thường không quá cấp bách nên cha mẹ thường tìm cách trì hoãn, làm mất cơ hội chữa tật tốt nhất cho con.

Tham khảo thuốc: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Tăng cường khả năng hấp thu: Bổ sung acid amin, vitamin nhóm B, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Những dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ
-2 Bệnh giãn phế quản
-3 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
-4 Để hạn chế sâu răng nên ăn những gì?

Theo GDVN

Comments