Trẻ em không nên dùng thuốc Acid salicylic

14:29 14/04/2015

(Giúp bạn)Acid salicylic là thuốc phổ biến được dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác để điều trị triệu chứng viêm da...

Theo thông tin trên chuyên trang y học của Benh.vn cho biết, Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa); ở nồng độ cao (>1%).

Không nên cho trẻ dùng thuốc Acid salicylic quá nhiều

Sức khỏe và đời sống cho biết, Acid salicylic là thuốc phổ biến được dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác (resorcinol, lưu huỳnh) để điều trị triệu chứng các trường hợp:

Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu, vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác; Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân; Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân và trong các trường hợp bị mụn trứng cá thường.

Thuốc có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. Ở nồng độ thấp, thuốc giúp tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa) còn ở nồng độ cao (>1%) lại có tác dụng làm tróc lớp sừng. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường.

-1

(Ảnh minh họa)

Ở nồng độ cao (như ở nồng độ 20%), thuốc có tác dụng ăn mòn da. Do tác dụng kích ứng mạnh của thuốc trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác nên không dùng thuốc này đường toàn thân (đường uống).

Dùng đúng cách

Khi dùng thuốc tại chỗ trên da, bôi thuốc từ 1-3 lần/ngày.

- Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị rồi xoa nhẹ.

- Dạng thuốc gel: Trước khi bôi dạng gel, làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.

- Dạng thuốc dán: Rửa sạch và lau khô vùng da cần bôi. Ngâm tẩm các mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô.

Cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm, vết chai hoặc sẹo. Đối với các vết chai hoặc sẹo, cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần, và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm tẩm các vết chai hoặc sẹo trong nước ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra.

Đối với các hạt mụn cơm, tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt cơm.

- Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: Làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 - 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xối nước sạch.

Không dùng các chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Chữa đau gót chân
-3 Những bệnh thường gặp ở chân
-4 Những điều cần biết về ghép tim
-5 Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Theo GDVN

Comments