Cách sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy

13:03 13/06/2015

(Giúp bạn) - Không giống như máy tính, não bộ của con người liên kết các vấn đề, sự việc theo các phương thẳng bao gồm so sánh, phân tích và tổng hợp. Mỗi từ, mỗi ý đều có thể dẫn tới các khái niệm khác nhau

Sơ đồ tư duy hay còn có tên gọi quốc tế là mind map được biết tới như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho người học. Được biết tới lần đầu tiên vào thập niên 1960 bởi Tony Buzan là một phương pháp hiệu quả sử dụng việc ghi chép và tạo ra các ý tưởng bằng các liên kết. Để tạo ra một sơ đồ não bộ, người ta bắt đầu từ giữa trang giấy bằng với ý chính và kéo ra các hướng, tạo ra một cấu trúc liên tục và có hệ thống bao gồm các chữ và các hình ảnh chính.

Dụng cụ cần để thực hiện sơ đồ tư duy gồm cơ:

- Giấy trắng khổ A4 hoặc A3.

- Bút màu, bút lông các loại.

Ảnh minh họa

Sau đây là 8 bước đơn giản thực hiện một sơ đồ tư duy:

 Bước 1: Bạn tập trung từ giữa trang giấy. Lý do bạn chọn sự chú ý đầu tiên không phải phần đầu hay cuối trang giấy mà lại là giữa trang giấy vì tại vị trí đó chúng ta sẽ ghi lại một từ hoặc một hình ảnh tượng trưng cho ý tưởng đầu tiên.

Bước 2: Đừng cố gắng nghiêm trọng hóa vấn đề. Viết ra hoặc vẽ lại những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bắt đầu nghĩ về vấn đề, con người,vật thể, mục đích liên quan … Suy nghĩ quanh các ý tưởng chủ đạo. Những ý phát sinh này có thể là một mớ hỗn độn, đôi khi còn kỳ lạ hoặc không phải là trọng tâm.

Ảnh minh họa

 Bước 3:  Khi đột nhiên nảy sinh ra các ý tưởng mới, bạn cần viết ra một hoặc hai từ mô tả ý tưởng trên các dòng phân nhánh từ ý trung tâm. Để các ý tưởng mở rộng ra thành các nhánh lớn, nhánh nhỏ. Ghi lại tất cả các ý,không cần bình luận hoặc đánh giá.

 Bước 4: Đừng chần chừ do dự, tốt nhất là bạn nghĩ gì viết đó. Thực hiện bước khám phá các ý tưởng. Diễn dịch các ý tưởng dưới dạng các từ ngữ, hình ảnh, số hoặc biểu tượng, tùy theo thói quen của mỗi cá nhân

Bước 5: Đừng tự bó hẹp trong các giới hạn, khuôn khổ bởi nó sẽ gò ép và khiến bạn mất đi sức sáng tạo tiềm ẩn của bản thân. Lưu ý dùng nhiều màu chữ để phân biệt rõ các ý với nhau

Ảnh minh họa

Bước 6: Đừng đánh giá những vấn đề có vẻ không quan trọng có thể xem xét để lại ở phần sau. Hãy suy nghĩ một cách thoải mái nhất, bạn sẽ có cơ hội nhập tâm vấn đề nhanh chóng

Bước 7: Ở bước này bạn vẫn nên duy trì một tốc độ viết ở mức trung bình. Hãy để tay bạn tiếp tục làm việc. Nếu các ý tưởng bị chậm lại, vẽ những đường trống và chờ não bạn tự động tìm ra các ý tưởng để điền vào. Hoặc hãy thay đổi màu sắc để khởi động lại đầu óc bạn. Đứng và viết ra các ý tưởng trên một bảng giấy giúp bạn suy nghĩ tốt hơn. Luôn ghi nhớ rằng, dừng ghi chép, não bạn sẽ ngừng tư duy

Ảnh minh họa

Bước 8: Có những lúc bạn may mắn nhận ra ngay các mối liên hệ và bạn có thể kết nối ý phụ với ý chính.Tuy nhiên đôi khi bạn không nhận ra, do đó bạn chỉ nối các ý đó với ý trung tâm. Cấu trúc có thể hình thành sau;  quan trọng là đưa các ý tưởng ra khỏi đầu bạn và thể hiện chúng trên trang giấy.

Sau khi đã nắm được những bước cơ bản để thiết lập bản đồ tư duy, tùy vào năng lực của mỗi cá nhân bạn có thể điều chỉnh để đem lại kết quả tối ưu cho bản thân bằng những thay đổi đơn giản mà hiệu quả sau:

-         Sử dụng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản:truyền tải thông tin hiệu quả hơn. 

 

Ảnh minh họa

-         Viết theo lối chữ in hoặc có thể in: giúp phân loại ý tưởng tốt hơn. 

-         Sử dụng biểu tượng và hình ảnh thay vì chữ viết để việc ghi nhớ tốt hơn 

-         Sử dụng các liên kết chéo: giúp các bạn dễ dàng nhận ra sự liên quan giữa các phần khác nhau trong chủ đề.  

Chúc các bạn thành công!

Theo wikihow.com

Comments