Làm thế nào để tập cho trẻ thói quen ăn và ngủ tốt?
(Giúp bạn)
Làm thế nào để tập cho trẻ thói quen ăn và ngủ tốt? Các mẹ ơi, làm thế nào để tập cho trẻ thói quen ăn và ngủ tốt?
Cách tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh
Dưới đây là những cách để bạn rèn luyện cho bé có thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ tấm bé...
Chọn lựa protein
Ngoài việc cho bé ăn những món ăn thịt ngon lành, bạn cũng nên đảm bảo con bạn được tiếp cận với nguồn protein ít béo (thịt gà lọc bỏ da, cá, đậu hủ, các loại đậu). Nói cách khác, đừng để thịt đỏ trở thành sự lựa chọn protein duy nhất.
Tập cho bé thích ăn cá
Cá rất tốt cho trí não và tim mạch của trẻ (đặc biệt là cá hồi và cá mòi) đồng thời chúng cũng rất ngon miệng. Bạn có thể chọn đủ các loại cá từ đại dương cho bé, nhưng có lẽ tốt nhất bạn nên bắt đầu với những loài cá có vị nhẹ và dễ nhai hơn. Có hai điều bạn cần lưu ý: Cẩn thận với xương cá khi cho bé ăn món này và tránh một số loại cá nhất định vì chúng có thể chứa thủy ngân và những chất độc khác (không cho bé ăn cá mập, cá kiếm, cá thu đại dương hoặc cá lát). Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế cho bé ăn cá ngừ đóng hộp và cá nước ngọt dưới mức 60 gram một tuần.
Cho bé dùng sản phẩm từ sữa mỗi ngày
Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé tròn 1 tuổi, nhưng sau đó bạn cũng có thể cho bé ăn phô mai và sữa chua làm từ sữa bò.
Cẩn thận với bơ
Bạn nên cho bé ăn bánh mì, mì, rau và cá nhưng không cho thêm bơ, như vậy bạn sẽ giảm được khả năng bé mong đợi (hoặc đòi hỏi) phải có thêm bơ sau khi lớn lên.
Quên món chiên đi
Món chiên đầu dầu mỡ, bạn nên thay khoai tây chiên bằng khoai tây nướng, cánh gà chiên bằng cánh gà nướng. Khi cần sử dụng dầu để nấu, bạn nên chọn những loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu đậu nành hơn là những loại dầu chứa chất béo bão hòa như dầu cọ, dầu đậu phộng, mỡ động vật…
Đọc kỹ nhãn sản phẩm
Khoai tây chiên, bánh ngọt và các sản phẩm đã qua chế biến luôn chứa nhiều chất béo, cholesterol và những chất phụ gia khác. Hãy đọc kỹ bao bì trước khi mua, tránh chất béo chuyển hóa, dầu được hydro hóa và những sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và đường.
Lên danh sách những món không được cho bé ăn
Một số thực phẩm nằm trong danh mục hạn chế cho bé ăn nếu bé chưa đủ một tuổi. Những thực phẩm này bao gồm đậu phộng, sô cô la, lòng trắng trứng, mật ong, bột mì, trái cây họ cam chanh, cà chua… vì có một số bé rất mẫn cảm hoặc dễ bị dị ứng thực phẩm.
Luôn cho bé ăn món quen thuộc
Bạn nên nhớ bé cần thời gian để làm quen với hương vị và độ rắn của thức ăn, nên nếu lần đầu bé không chịu ăn, bạn hãy cho bé ăn lại món đó sau một hoặc hai tuần. Bé cần nếm thử 15 lần trước khi chấp nhận một món mới.
Tập cho trẻ thói quen ngủ tốt
Để giúp các bậc phụ huynh còn lúng túng trong việc tạo thói quen cho trẻ nhỏ ngủ đúng giờ cũng như giúp trẻ có giấc ngủ ngon, các chuyên gia thuộc Thư viện Y quốc gia Mỹ đã đưa ra những lời khuyên sau.
1. Không nên đưa bình sữa cho trẻ khi trẻ đã lên giường. Bảo đảm rằng bình sữa cuối cùng được đưa đến tay trẻ với thời gian đủ để trẻ uống xong hết trước khi đến giờ đi ngủ.
2. Hãy tận hưởng khoảng thời gian thư giãn yên tĩnh bên con trẻ.
3. Hãy đưa trẻ lên giường khi trẻ buồn ngủ, chứ không phải lúc bé đã ngủ rồi. Cách này sẽ giúp trẻ quen với việc tự đi ngủ một mình.
4. Khi trẻ khóc, hãy nhẹ nhàng lên tiếng để trấn an trẻ. Hoặc xoa lưng trẻ cho đến khi trẻ ngủ yên. Nhưng nhớ đừng bồng trẻ dậy.
5. Tránh bật đèn khi bạn cho trẻ bú sữa giữa đêm.
6. Đừng ngủ chung giường với trẻ khi trẻ dưới 12 tháng tuổi. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng bị đột tử khi ngủ.