Nên hiểu như thế nào về Cholesterol?
(Giúp bạn)
Nên hiểu như thế nào về Cholesterol? Cả nhà ơi, nên hiểu như thế nào về Cholesterol vậy ạ?
Cholesterol (hay mỡ trong máu) là gì?
Cholesterol (hay mỡ trong máu) là chất béo dính giống như sáp được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để:
Duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh
Tạo kích thích tố để giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể.
Tạo vitamin D cần thiết cho cơ thể qua ánh sáng mặt trời.
Tạo mật xanh (bile axit) để yểm trợ việc tiêu hóa chất béo
Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta tạo ra nhiều cholesterol hơn nhu cầu chúng ta cần. Thêm vào đó, những thức ăn hằng ngày của chúng ta như thịt, xúc xích, paté, tròng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến, bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa,... đều có chứa cholesterol. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim (bệnh nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch vành tim) và não (tai biến mạch máu não).
Các loại mỡ Cholesterol:
Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) được gọi là cholesterol tốt, nó giúp loại bỏ các chất béo ra khỏi cơ thể thông qua gan. Nếu quý vị có một mức độ HDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ được giảm.
Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) được biết đến là cholesterol xấu, bởi vì nó có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong động mạch. Nếu quý vị có hàm lượng LDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên.
Triglycerides là một loại chất béo trung tính trong máu. Nếu cả hai lượng triglycerides và LDL đều cao, nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim (heart attack) và tai biến mạch máu não (stroke) càng cao.
Hầu hết chúng ta đều biết mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ tim mạch. Thế nhưng, còn nhiều sự thật khác về cholesterol mà chưa chắc chúng ta đã hiểu đúng.
Cholesterol cao là di truyền và bạn không thể làm gì để thay đổi nó
Trong khi di truyền học đóng một vai trò quan trọng và chắc chắn thì việc lựa chọn chế độ ăn uống và lại có một tác động đáng kể về mức độ cholesterol. Một gia đình có yếu tố di truyền cholesterol cao thì bạn càng cần phải thực hiện các bước phòng ngừa và chủ động hơn để giữ cho mức độ cholesterol ở mức bình thường.
Cholesterol chỉ có thể được hạ xuống bằng việc sử dụng thuốc
Khi bạn biết bạn có cholesterol cao, thì việc tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng. Nếu bạn biết cách khắc phục những nguyên nhân đó, mức độ cholesterol của bạn sẽ trở lại bình thường. Những nguyên nhân có thể dẫn đến cholesterol cao bao gồm chế độ ăn uống kém, thiếu hoạt động, nhiễm trùng, căng thẳng tinh thần và thể chất.
Trẻ em không thể bị cholesterol cao
Nghiên cứu cho thấy xơ vữa động mạch, sự thu hẹp của động mạch dẫn đến việc tim bị tấn công. Tình trạng này có thể xảy ra sớm nhất là khi trẻ lên 8 tuổi. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ hướng dẫn nên cho trẻ em nthừa cân, hoặc trẻ ở gia đình có tiền sử về bệnh tim được kiểm tra cholesterol từ khi trẻ 2 tuổi.
Trẻ em được chẩn đoán có hàm lượng cholesterol cao nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo bão hòa, đồng thời khuyến khích cho trẻ tập luyện thêt dục thể thao nhiều.
Cholesterol luôn luôn là "xấu"
Hầu hết mọi người khi nghe "cholesterol", họ đều nghĩ đó là một điều gì đó không tốt. Thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Lượng cholesterol cao có thể là nguy hiểm, nhưng chính cholesterol lại cần thiết cho các quá trình chuyển hóa khác nhau trong cơ thể, từ cách điện tế bào thần kinh trong não bộ để cung cấp cấu trúc màng tế bào.
Vai trò của cholesterol trong bệnh tim thường bị hiểu sai. Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein mật độ thấp và mật độ cao (LDL và HDL). LDL, được biết đến là cholesterol xấu, và nó có thể là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch.
Cholesterol thấp luôn luôn là một dấu hiệu của sức khỏe tốt
Mặc dù cơ thể bạn có mức độ cholesterol xấu (LDL) thấp, bạn vẫn có thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy, những người mắc bệnh ung thư thường có mức độ cholesterol LDL thấp hơn so với những người không bị ung thư.
Những người có lượng cholesterol trong máu thấp cũng dễ bị các bệnh nhiễm trùng khác nhau, mắc bệnh lâu hơn và có nhiều khả năng tử vong do nhiễm trùng.
Không có triệu chứng rõ ràng của cholesterol cao
Một số người có hàm lượng cholesterol cao có khả năng phát triển thành bệnh u vàng, hay còn gọi là xanthoma. Bệnh này có thể xảy ra trên mí mắt, khớp, tay, hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc một bệnh di truyền về cholesterol cao thì có nhiều khả năng bị mắc xanthoma.
Cách tốt nhất để biết mức độ cholesterol của bạn là nên kiểm tra 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 20, hoặc thường xuyên hơn để đảm bảo cho sức khỏe của bạn.
Cholesterol cao không phải là vấn đề đối với những người gầy
Dù bạn gầy, thừa cân, hay cơ thể bình thường, tất cả mọi người nên kiểm tra cholesterol thường xuyên. Trong khi những người thừa cân thường có cholesterol cao do ăn quá nhiều thức ăn béo, những người gầy cũng cần phải nhận thức được họ ăn bao nhiêu chất béo bão hòa.
Chuyển sang dùng bơ thực vật sẽ giúp giảm cholesterol
Bơ thực vật cũng như bơ động vật, chúng có nhiều chất béo và tất cả các loại thực phẩm béo bạn nên ăn ở mức vừa phải nếu bạn có cholesterol cao. Hầu hết bơ thực vật có chứa chất béo bão hòa, một yếu tố cũng góp phần làm hàm lượng cholesterol cao. Sự lựa chọn được gợi ý đó là một loại dầu thực vật dạng lỏng không chứa bất kỳ chất béo chuyển hóa nào (dầu thực vật hydro hóa).
Không cần kiểm tra cholesterol của bạn cho đến khi bạn trung niên
Ngay cả trẻ em, đặc biệt là những người mà gia đình có tiền sử bệnh tim có thể có hàm lượng cholesterol cao. Việc kiểm tra nồng độ cholesterol ở tuổi trẻ là một điều hoàn toàn tốt.
Tất cả các cholesterol đều xuất phát từ thực phẩm
Hầu hết các cholesterol bên trong cơ thể bạn đều do quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể chứ không phải đến từ những thực phẩm bạn ăn hằng ngày.
Tổng hợp