Bài học Tài chính cá nhân từ những câu chuyện cổ tích yêu thích!
(Giúp bạn)Trong câu chuyện cổ tích kinh điển như truyện Cô bé Lọ Lem, nữ anh hùng đã gặp được vị hoàng tử của mình và sống hạnh phúc mãi mãi, được tự do và thoát khỏi người gì ghẻ độc ác với những công việc cực nhọc và sự đối xử bất công tàn nhẫn. Song với cuộc sống thực tế thì có thể còn nhiều điều phức tạp hơn thế.
Kathleen Grace, một nhà hoạch định tài chính và là tác giả của cuốn “Prince not so charming” đã đưa ra câu hỏi là "Điều sẽ gì xảy ra với nàng lọ lem của chúng ta nếu hoàng tử băng hà hoặc bệnh tật, tàn tật hay trở thành một kẻ ăn chơi xa đọa?”. "Tôi nghĩ rằng câu chuyện cổ tích sẽ chẳng bao giờ thực sự chứa đưng những điều tồi tệ như Hoàng tử băng hà và Nàng Lọ Lem sẽ phải tự lo cho bản thân của mình.”
Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau đánh giá một số câu chuyện cổ tích kinh điển và khám phá xem những câu chuyện đó đã dạy cho chúng ta biết điều gì về tiền bác nhé.
1 Cô bé Lọ Lem
Trước khi Cô bé Lọ Lem yêu Hoàng tử, cha cô qua đời, để cô lại cho mụ gì ghẻ chăm sóc. Giá mà cha Lọ Lem đã có thể làm được một số những hoạch định về nhà cửa và mua bảo hiểm nhân thọ cho Lọ Lem để cô được thừa hưởng tài sản của ông, thì cuộc đời Lọ Lem đã khác. Grace cho biết "Tôi không biết ai sẽ được giao nhiệm vụ chăm sóc cô nhưng dường như cha cô không hề biết rằng người vợ kế của mình độc ác như thế nào,” song "Điều này có thể hoàn toàn tránh được với một số kế hoạch đúng đắn." Vì Cô bé Lọ Lem sẽ mang theo một số tài sản của riêng mình để kết hôn với Hoàng Tử, giao ước trước hôn nhân sẽ giúp bảo vệ cô ấy trong trường hợp cuộc hôn nhân không được như ý muốn (trong đó, tất nhiên, không xét tới những cặp đôi trong những câu chuyện cổ tích).
2 Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Nữ hoàng độc ác đã đưa cho Bạch Tuyết ăn một quả táo độc muốn nhấn mạnh tới sự nguy hiểm khi tin tưởng nhầm người, đây là một chủ đề quen thuộc trong những câu chuyện cổ tích mà chúng ta vẫn thường đọc. "Tôi nghĩ rằng phụ nữ nói chung có xu hướng cởi mở hơn với những người khác và không nhận thức được rằng mọi người có thể đang lừa họ,” Grace nói thêm. "Cô cần phải tỉnh táo khi nói chuyện với mọi người hay khi nhận lời khuyên của họ vì nếu như vậy cô sẽ không cần ai phải cứu cô hay giải cứu cho cô cả.” Câu chuyện cũng cho thấy nữ hoàng cũng đã phải trả một cái giá đắt cho tính kiêu căng của mình.
3 Cô bé quàng khăn đỏ
Khi bé quàng khăn đỏ bước vào nhà bà ngoại, ít nhất cô cũng đã có chút gì đó nhận ra rằng con sói độc ác đã ăn thịt bà cô và đóng giả làm bà ngoại của cô. Mary Hunt, người sáng lập ra Debt-Proof Living nói rằng: “Tôi cho rằng đó là lỗi của cha mẹ vì họ đã để cô bé quàng khăn đỏ tội nghiệp đi một mình và chắc là họ đã dạy cô bé về cách ăn mặc hay cách chuẩn bị một bữa ăn chưa ngon nhiều hơn là dạy cô bé về tiền bạc,” "Tôi giả sử con sói là một khoản nợ. Nó có thể rất xảo quyệt, và rất hấp dẫn, khiến cho mọi người lầm tưởng nghĩ rằng khoản nợ đó là bình thường.” Tất nhiên, bà cũng cần phải thận trọng và thực hiện các bước để ngăn cản kẻ giả mạo kia. Ông Hunt nói rằng " Những kẻ bất lương thường hay “săn tìm” những người cao tuổi để lừa họ mua những chiếc thẻ Bảo hiểm xã hội của chúng.” Cũng giống như con sói đột nhập vào nhà của bà bằng cách đóng giả làm cô bé quàng khăn đỏ, thì những kẻ vô lương tâm trong cuộc sống thực tại của chúng ta cũng vậy, chúng giả danh là cháu của những người tốt bụng để lừa tiền của họ.
4 Câu chuyện về hai anh em Hansel & Gretel
Giống như câu chuyện cô bé Lọ Lem, câu chuyện về hai anh em Hansel và Gretel cũng có cha mẹ chết, nhưng lần này lại là người mẹ. Người cha tái hôn, nhưng mẹ kế này đã thuyết phục người cha bỏ rơi hai đứa con của mình ở trong rừng để cho chúng chết đói. Liz Weston, một nhà báo chuyên mục tài chính cá nhân và là tác giả của cuốn sách “Your credit score” nói rằng: "Đôi khi người ta bỏ bê để mua bảo hiểm nhân thọ cho cha mẹ ở nhà". " Những trông giữ trẻ trong gia đình có thể thay thế cha mẹ của chúng chăm sóc chúng không công nếu như cha mẹ chúng đã chết, nhưng nếu như cha hoặc mẹ mà còn sống thì có khả năng sẽ phải thuê những người chăm sóc này hoặc là sẽ phải lao theo một cuộc hôn nhân tồi tệ giống là cha của Hansel và Gretel đã làm vậy.” Weston đã đưa ra lý do rằng nếu người cha đã nhận được một chính sách bảo hiểm nhân thọ cho người vợ của mình, thì ông có thể đã không vội vàng như vậy để kết hôn với một người phụ nữ độc ác, người mà sau này đã thúc ép ông phải bỏ rơi con của mình trong rừng vì cả gia đình sắp bị chết đói.” Những đứa trẻ sau đó cũng cần ít tin tưởng hơn vào mụ phù thủy người mà sau này sẽ ăn thịt chúng.