12 nhóm bệnh sau chỉ cần dùng trái và lá Ổi chữa là sẽ khỏi ngay
(Giúp bạn)Có một điều chắc chắn răng bạn ít nhất 1 lần trong đời đã ăn ổi. Điều đó chứng tỏ rằng ổi rất thân thuộc với mọi người là loại trái cây có nhiều lợi ích. Hôm nay chúng tôi xin mạn phép phân tích những lợi ích chữa bệnh cũng như làm đẹp từ ổi.
Có một điều chắc chắn răng bạn ít nhất 1 lần trong đời đã ăn ổi. Điều đó chứng tỏ rằng ổi rất thân thuộc với mọi người là loại trái cây có nhiều lợi ích. Hôm nay chúng tôi xin mạn phép phân tích những lợi ích chữa bệnh cũng như làm đẹp từ ổi.
Cây ổi mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi và được trồng để lấy quả ăn. Cây ổi và cây khế, đều là những biểu tượng rất thân thuộc trong vườn nhà ở khắp các miền quê Việt Nam. Nhưng cây khế thường được trồng ở trước sân nhà, còn cây ổi thường được trồng ở phía sau nhà, có thể vì mùa xuân trên cây ổi có nhiều sâu róm.
Cây ổi còn được gọi là phan thạch lựu, tên khoa học Psidium guyjava L., thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi là mộ loại cây nhỡ, cao từ 3 đến 6 mét. Cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc ra từ kẻ lá. Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài. Ổi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, lan sang châu Á, châu Phi. Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại ổi. Ổi mọc hoang ở khắp nơi từ vùng đồng bằng đến đồi núi. Ổi cũng thường được trồng để ăn quả.
Quả ổi là loại trái cây dẫn dã, rẻ tiền nhưng rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều hoạt chất sinh học. Thông thường người ta chỉ dùng quả ổi chín để ăn, nhưng cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, quả ổi xanh và các bộ phận khác của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Kinh nghiệm sử dụng quả ổi làm thuốc chữa bệnh đã lưu truyền từ rất lâu đời trong dân gian, nhưng mãi về sau mới được ghi chép trong sách thuốc. Việc sử dụng lá ổi non làm thuốc cũng được ghi chép tương đối muộn. Vị thuốc lá ổi được ghi chép đầu tiên trong sách “Tăng đính Lĩnh Nam thái dược lục” với tên “kê thỉ trà”, còn có tên là “phiên đào diệp”, “ná bạt diệp”, “bạt tử tâm diệp”.
Phân tích những dược tính của Ổi
Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ[i]. Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ sinh tố C rất cao, mỗi 100g có thể có đến 486mg Sinh tố C[ii]. Sinh tố C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao. Do đó, khi ăn ổi, nên rửa sạch và ăn cả vỏ. Quả ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất chống oxy hoá[iii], vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra. Tương tự như quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá, vị càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất nầy cũng càng nhiều. Ngoài sinh tố A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyển, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư.
Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác dụng thu liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở màng ruột. Tác dụng nầy được dùng rộng rải trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ tả hoặc kiết lỵ. Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của Tỳ Vị. Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút muối vừa bảo đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp.
Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. Nghiên cứu của Trần thanh Lương và các cộng sự[iv] cho biết tác dụng chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm là do 2 hoạt chất Beta-caryophyllene và Alpha-caryophyllene. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc lá ổi để chữa viêm thận, động kinh. Có thể thấy hiệu quả chữa bệnh ở đây là do tác dụng tổng hợp của 3 yếu tố (1) thu liễm (2) sát trùng (3) kháng viêm.
Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
Những công dụng chữa bệnh và cách dùng của ổi.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết… Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:
Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần; (2) Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống; (3) Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.
Cửu lỵ:
(1) Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống;
(2) Lá ổi tươi 30-60g sắc uống;
(3) Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
Tiêu chảy: (6 bài thuốc tiêu chảy)
(1) Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống;
(2) Búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần;
(3) Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống;
(4) Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch non 20 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần;
(5) Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày;
(6) Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm.
Tiểu đường:
(1) Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày,
(2) Lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.
Ðau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.
Công dụng làm đẹp và cách dùng
Những chất như polyphenol, carotenoid, flavonoid và tannin trong lá ổi giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Bên cạnh những công dụng như giúp giảm cân, giảm cholesterols, hỗ trợ điều trị tiểu đường hay bệnh tiêu hóa … lá ổi còn được dùng để làm đẹp.
Để trị mụn trứng cá và vết thâm
Chỉ cần rửa mặt sạch, đắp lá ổi nghiền nhuyễn vào các nốt mụn hay vết thâm, sau 10 phút rửa sạch bằng nước, thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn bay biến. Riêng với mụn đầu đen, giã nhuyễn lá ổi và pha chút nước ấm, dùng dung dịch này rửa mặt hàng ngày, chà xát nhẹ vào những nơi có mụn sẽ giúp loại bỏ mụn nhanh chóng.
Giảm cân
Các thành phần của lá ổi hỗ trợ trong việc giảm cân bằng cách ngăn chặn các tinh bột phức tạp chuyển đổi thành các loại đường. Các carbohydrates thường được chia nhỏ trong gan để nuôi cơ thể, lá ổi ngăn các carbonhydrates này chuyển hóa thành hợp chất có thể dùng được. Để hỗ trợ giảm cân, lá ổi thường được xắt nhỏ, phơi khô và pha nước uống (như uống trà).
Mụn đầu đen
Giã nhuyễn lá ổi và pha chút nước ấm, dùng dung dịch này rửa mặt hàng ngày, chà xát nhẹ vào những nơi có mụn sẽ giúp loại bỏ mụn nhanh chóng.
Chăm sóc da
Chọn những ngọn lá ổi non rửa sạch và nghiền nhỏ. Trộn lòng trắng trứng gà cùng một muỗng nhỏ đường nâu khuấy cho tan đều.
Sau đó trộn hai hỗn hợp trên rồi thoa khắp mặt và vùng cổ, để trong 5 phút và rửa mặt với nước ấm. Làm mỗi tuần 2 – 3 lần, trong vòng 1 tháng, da mặt sẽ được cải thiện rõ rệt và trở nên sáng mịn.
Chống lão hoá
Lá ổi có chứa chất chống oxy hóa, các chất này tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại làn da của bạn, do đó bảo vệ da khỏi lão hóa cũng như cải thiện màu da và kết cấu. Nước sắc từ lá ổi già có thể làm se khít da của bạn.
Các lưu ý khi sử dụng ổi.
– Mặc dù quả ổi không độc những bạn không nên ăn ổi non vì còn nhiều vị chát sẽ có hại những người bị dạ dày và táo bón.
– Khi ăn ổi chín, bạn cũng nên bỏ hạt ổi vì hạt ổi khó tiêu, gây trở ngại cho hệ tiêu hóa.
– Những người bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng nên sử dụng ổi dưới dạng xay nhuyễn hoặc ép thành nước thì sẽ hấp thụ được tốt hơn.
Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé.
Theo Soha
Phản Hồi