“Thần dược” nghìn năm tuổi chữa bách bệnh nhà nào cũng phải có để phòng thân

11:39 26/06/2016

(Giúp bạn)Trong tỏi có thành phần iốt và tinh dầu, song thành phần chủ yếu là Allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng. Tỏi ngâm rượu trở thành 1 vị thuốc rất tốt.

Trong tỏi có thành phần iốt và tinh dầu, song thành phần chủ yếu là Allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng. Tỏi ngâm rượu trở thành 1 vị thuốc rất tốt.

1. Lịch sử sử dụng tỏi làm thuốc:

Tỏi từ xa xưa đã được coi là một vị thuốc từ rất lâu đời. Ngay từ thời cổ đại, đã có những bài thuốc được bào chế từ tỏi. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy dấu vết của những đơn thuốc làm từ tỏi.

Ngay đến thời hiện đại, người Ai Cập vẫn giữ thói quen sử dụng tỏi làm thuốc.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào những năm 70 của thế kỷ 20, những người của tổ chức này nhận ra rằng Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khỏe của người dân lại rất tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ cao.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia của WHO đã biết được rằng trong nhà của người Ai Cập luôn có những chai rượu tỏi để cả gia đình sử dụng. Thói quen này đã trở thành một tập quán kéo dài trong nhiều thế kỷ.

Không chỉ ở Ai Cập, khắp nơi trên thế giới đều coi tỏi như là một vị thuốc quý. Tại Nga thế kỷ 19, tỏi thậm chí còn được nhấn mạnh với vai trò thảo dược hơn là vai trò gia vị phục vụ bữa ăn.

Y học phương Đông cổ truyền cũng rất coi trọng tỏi. Ngay từ năm 2600 trước Công Nguyên người Trung Quốc đã sử dụng tỏi để làm thuốc. Cho đến tận bây giờ, trong nhiều đơn thuốc chữa bệnh của người Trung Quốc và Việt Nam vẫn có sử dụng tỏi.

2. Dược tính, công dụng:

toi-1000

Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

Theo GS Đỗ Tất Lợi, trong Đông y, tỏi được coi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ. Tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ…

Theo phân tích của y học hiện đại, trong củ tỏi có chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).

Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) – chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.

Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen.

Đặc biệt, khi được ngâm rượu, rượu tỏi trở thành 1 vị thuốc dễ sử dụng và có rất nhiều công dụng.

Theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định, trong tỏi có thành phần iốt và tinh dầu, song thành phần chủ yếu là Allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng.

Theo Đông y, tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa được nhiều bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu và công bố những tác dụng của rượu tỏi trong điều trị các loại bệnh như:

– Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).

– Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).

– Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).

– Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng).

Năm 1983, các nhà y học Nhật Bản bổ ung thêm 2 nhóm bệnh và rượu tỏi có thể điều trị đó là bệnh trĩ và bệnh đái tháo đường. Theo nhóm nghiên cứu này, rượu tỏi là một loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.

3. Cách bào chế rượu tỏi để chữa bệnh:

Theo hướng dẫn của WHO, rượu tỏi cần được ngâm và sử dụng đúng liều lượng vì loại thuốc này được sử dụng lâu dài, nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

40g tỏi khô bóc vỏ, thái nhỏ cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lắc chai rượu cho đến khi rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng. Đến ngày thứ 10 thì dùng được.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) và trước lúc ăn sáng và trước khi đi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết nên cứ 10 ngày lại ngâm tiếp để có rượu dùng liên tục.

Với lượng rượu nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không được rượu vẫn dùng được.

Tuy nhiên, theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định, tỏi là một vị thuốc có tính nóng nên cần phải lưu ý khi dùng.

Một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã cao trở lại. Do đó, dùng rượu tỏi lâu dài cần phải linh động gia giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.

Sau khoảng 2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, dùng rượu tỏi điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch cần phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động.

Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.

Theo Trí Thức Trẻ

Phản Hồi

Comments