9 điều làm gia tăng bệnh dị ứng cần tránh

23:09 10/02/2014

(Giúp bạn)Giao lưu trực tuyến về bệnh dạ dày Kỹ năng cấp cứu cần biết Thắc mắc về tránh thai Bệnh thường gặp Thứ năm, 20/10/2011 16:17 9 điều làm gia tăng bệnh dị ứng Dị ứng là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn khoa học chưa tường, vì lý do này nên hiệu quả điều trị còn thấp. Mới đây, các nhà khoa học còn phát hiện thấy 9 tác nhân làm gia tăng bệnh.

  • 1

    Rượu, chất kích thích

    Rượu có thể làm tăng nguy cơ dị ứng tới 3%. Lý do là đồ uống có cồn như bia, rượu đều chứa histamine và sulfite. Đây là những chất hóa học có thể tạo ra các triệu chứng dị ứng, hiện tượng thường thấy là ngạt và ngứa mũi.

    Gần đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy quá trình lên men nho sản xuất rượu vang cũng có chứa glycoprotein, loại protein bọc đường có thể làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng dị ứng với bụi, phấn hương, làm tăng dị ứng.

    Vì lý do này, mọi người hãy hạn chế rượu, nhất là uống rượu trước khi đi ngủ.

     

    9-dieu-lam-gia-tang-benh-di-ung-can-tranh-1
  • 2

    Sợi tổng hợp

    Sợi tổng hợp là vật liệu có khả năng nạp tĩnh điện, có hàm ẩm cao nên hút phấn hoa mạnh hơn so với sợi tự nhiên, tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Để hạn chế nguy cơ gây bệnh nên dùng các loại trang phục dệt từ sợi tự nhiên: bông, vải thô dễ giặt, dễ phơi khô để giảm nguy cơ giữ bụi, giữ ẩm.

  • 3

    Do bụi bẩn con người mang theo về nhà

    Nếu đi giày dép có nhiều bụi bẩn mang theo vào nhà, vào phòng ngủ sẽ làm tăng nguy cơ gây dị ứng. Nên để giày dép ở ngoài, giữ gìn vệ sinh phòng ở sạch sẽ để giảm tới trên 50% nguy cơ mắc bệnh.

  • 4

    Chỉ tắm vào buổi sáng

    Những người có thói quen tắm vào buổi sáng sớm mà không tắm buổi tối cũng dễ bị dị ứng. Các môi chất gây bệnh bám vào người sau một ngày lao động nếu không tắm vào cuối ngày sẽ không làm sạch hết, nhất là nhóm người phải tiếp xúc nhiều trong môi trường nóng bức, với nhiều môi chất gây bệnh.

  • 5

    Do stress

    Những người sống căng thẳng, lo lắng, buồn rầu mà người ta quen gọi là hiệu ứng stress là nhóm dễ bị dị ứng nhất. Đơn giản, các loại hormone stress của cơ thể sẽ bài tiết ra nhiều các chất immunoglobulinE, một kháng thể gây dị ứng.

    Hiện tượng thường thấy như hắt hơi, ngứa mắt và các triệu chứng khó chịu khác. Để giảm bệnh, nên tìm cách quản lý tốt stress, làm việc khoa học, tăng cường luyện tập và duy trì thực đơn cân bằng khoa học, chú trọng đến rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước.

  • 6

    Thủ phạm từ phòng ngủ

    Hàng ngày chúng ta phải dành một khoảng thời gian lớn để ngủ, ít nhất 8 tiếng/ đêm và nếu thời gian này hít thở không khí không trong lành rất dễ gây bệnh.

    Nên vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, không nên cho động vật cảnh vào phòng ngủ hoặc cho chúng ngủ chung. Phòng ngủ nên thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo đủ độ ẩm và, thảm trải sàn phải sạch sẽ.

  • 7

    Từ động vật cảnh

    Theo thống kê tại Mỹ, có ít nhất 10% dân số bị dị ứng với động vật, 30% khác mắc các chứng dị ứng có liên quan tới động vật cảnh, nhất là từ lông chó, mèo. Lông của các loại động vật này rất kết dính, dễ gây bệnh về đường hô hấp.

    Vì lý do trên nên hạn chế tiếp xúc, nên tắm thường xuyên cho động vật, nên có khu riêng biệt để nhốt chúng, không nên cho chúng ở chung với người, nên tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của chuyên môn.

  • 8

    Dùng nước hoa, nến thơm

    Nước hoa, nến có mùi thơm khi dùng trong môi trường kín cũng là thủ phạm gây dị ứng rất cao bởi chúng có chứa các thành phần gây kích thích mũi, gây khô mũi, khó thở và nếu tiếp xúc dài kỳ có thể gây viêm mũi, viêm xoang.

    Để hạn chế, nên dùng nến không có mùi thơn, hạn chế dùng nước hoa trong môi trường kín. Nghiên cứu cho thấy, dùng nến không có mùi thơm có thể giảm được tới 90% các chất gây dị ứng.

  • 9

    Do ô nhiễm không khí

    Những người sống tại các khu đô có mức ô nhiễm không khí cao hơn những nơi khác và dễ mắc bệnh dị ứng. Ngoài ra phải kể đến những người làm việc trong các trang trại chăn nuôi, trồng trọt, tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm từ động vật, từ phấn hoa.

    Khi làm việc nên mang quần áo phòng hộ, khẩu trang. Nếu sống trong môi trường ô nhiễm cao cần đóng kín cửa, đêm ngủ nên duy trì độ ẩm phòng thích hợp.

Comments