Ăn nhiều sữa chua khiến trẻ béo phì?
(Giúp bạn)Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ tuy nhiên các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, lạnh bụng thậm chí bị tiêu chảy.
Trẻ béo phì do ăn nhiều sữa chua?
Theo tin tổng hợp Báo điện tử Kiến thức, sữa chua luôn là lựa chọn hàng đầu cho con. Song, ăn loại thực phẩm này sai cách cũng gây ra hàng tá bệnh, điển hình như béo phì.
Quan niệm cho bé ăn càng nhiều sữa chua càng tốt là hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày của bé. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua ngoài tăng cân bé sẽ bị lạnh bụng.
Cũng giống như các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sữa chua và các sản phẩm từ sữa ngoài việc cung cấp một lượng lớn các dưỡng chất như protein, caxi, vitamin B… Nó còn cung cấp một lượng chất béo bão hòa không có lợi cho cơ thể.
Ngoài chất béo bão hòa, trong thành phần của sữa chua còn chứa đường, khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết, nếu các mẹ cứ cho trẻ ăn sữa chua vô tội vạ, thì sữa chua có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì. Đặc biệt, khi kết hợp cùng các loại quả có đường sẽ càng tăng chất béo cho cơ thể trẻ.
Mẹ cũng chú ý, không phải loại thực phẩm nào cũng kết hợp được với sữa chua. Nếu ăn sữa chua cùng xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh… có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày thậm chí có thể gây tử vong.
Sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Cần súc miệng cho bé ngay sau khi ăn sữa chua. Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng sữa của các bé nhỏ.
Khi mua sữa chua về nhà, chỉ nên bảo quản ngăn mát trong 2 tuần lễ. Tốt nhất nên cho bé dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Khi cho con ăn, lấy sữa chua ra ngoài tủ lạnh trước 20 - 30 phút đề phòng quá lạnh gây đau họng và ảnh hưởng đến răng bé.
Tác hại khi cho trẻ ăn nhiều sữa chua
Trang thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, ăn sữa chua rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều sữa chua lại hoàn toàn không nhiều lợi ích như vậy.
Niêm mạc dạ dày cũng như khả năng bài tiết của bé sẽ bị ảnh hưởng khi bé ăn quá nhiều. Dần dần trẻ sẽ không còn cảm giác thèm ăn mà lại thấy chán, thấy ngán khi nhìn thấy đồ ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua trong một thời gian dài thì bé có thể bị lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy.
Đối với trẻ bị tiêu chảy, tuyệt đối trong cho trẻ sử dụng sữa chua trong thời gian bị bệnh. Hãy đợi đến khi bụng bé khỏe và ổn định trở lại thì mới nên cho trẻ ăn sữa chua. Lượng sữa chua được coi là phù hợp với trẻ là:
– Trẻ từ 0 đến 2 tuổi: 50 đến 100 ml
– Trẻ từ 2-3 tuổi: 100 đến 200 ml
– Trẻ hơn 3 tuổi: 200 đến 300ml
Những sai lầm khi mẹ cho con ăn sữa chua
Ngoài ra khi trẻ bị đói, các mẹ thường lấy đồ ăn sẵn có trong nhà như sữa chua cho các con ăn tạm. Tuy nhiên việc ăn sữa chua lúc đói hoàn toàn không tốt đến dạ dày của trẻ.
Nguyên nhân là vì khi sữa chua được cho vào dạ dày khi dạ dày đang không có thức ăn thì nó rất dễ kích thích tiêu hóa và dinh dưỡng của sữa chua vẫn chưa được hấp thụ đã bị chuyển ra ngoài.
Lúc đói, pH trong dạ dày thấp nên nếu cho bé ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn trong sữa chua sẽ bị mất đi, hạn chế tác dụng tốt của sữa chua.
Nhiều bà mẹ quan niệm rằng cho trẻ bổ sung sữa chua trước khi ăn thức ăn thì sẽ giúp trẻ hấp thụ tối đa lượng dinh dưỡng có trong đồ ăn. Tuy nhiên, cách ăn như vậy lại không phải cách hiệu quả vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5.
Sau khi ăn là thời điểm dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động. Do đó các mẹ nên chọn thời điểm tốt nhất cho con ăn sữa chua là khoảng 1 tiếng sau khi ăn bữa chính để giúp con hấp thụ tối đa vi khuẩn có lợi và dinh dưỡng của sữa chua đem lại.
Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ. |
Thùy Linh
Theo GDVN