Áp xe vùng hậu môn-trực tràng: Chẩn đoán, điều trị
(Giúp bạn)Áp-xe hậu môn là một bệnh thường gặp trong nhóm bệnh về hậu môn trực tràng. Nguyên nhân bệnh này được cho là khá phức tạp.
Chẩn đoán bệnh áp xe vùng hậu môn-trực tràng
Khi thăm khám, tuỳ vào vị trí của ổ áp-xe mà bệnh nhân có các dấu hiệu thực thể sau:
Áp-xe gian cơ thắt: cạnh hậu môn có một khối gồ lên, nóng, đỏ, đau. Các nếp nhăn rìa hậu môn mất. Nếu thăm trực tràng (không cần thiết vì sẽ làm cho bệnh nhân đau đớn): không còn cảm giác xiết chặt bình thường của cơ thắt, thay vào đó là một khối, ở một bên ống hậu môn, ép vào ngón tay - Theo Thanh niên.
Áp-xe hố ngồi trực tràng: khối sưng, nóng, đỏ, đau nằm ở giữa rìa hậu môn và ụ ngồi, các nếp nhăn da rìa hậu môn còn. Cần thăm trực tràng để loại trừ áp-xe hình quả tạ.
Áp-xe trên cơ nâng hậu môn: chỉ phát hiện khi thăm khám trực tràng: một khối phập phều cạnh bên trực tràng.Cần chẩn đoán phân biệt áp-xe cạnh hậu môn với các bệnh lý sau:
- Áp-xe tuyến apocrine (hydradenitis suppurativa)
- Viêm nang lông
- Nhiễm trùng nang vùi thượng bì
- Áp-xe tuyến Bartholin ở nữ.
Điều trị áp xe vùng hậu môn-trực tràng
Thông tin tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:
Khi áp-xe đang hình thành:
+ Hạn chế nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân, loại có tác dụng diệt tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Kháng sinh chỉ hạn chế nhiễm trùng chứ thường không ngăn chặn được quá trình làm mủ, không ngăn chặn được áp-xe hình thành.
+ Giảm đau: Ban ngày, dùng thuốc giảm đau. Tối, trước khi đi ngủ, nên uống ít thuốc ngủ để có thể ngủ được.
Ngâm hậu môn trong nước ấm: ngày nhiều lần ngồi vào chậu nước ấm làm bệnh nhân đỡ đau, cảm thấy dễ chịu và cũng để ổ áp-xe hình thành nhanh hơn.
+ Ăn uống: Đại tiện làm bệnh nhân đau, nhất là khi táo bón, bắt bệnh nhân phải rặn. Vì vậy nên ăn nhẹ, dễ tiêu, nhuận tràng. Nếu có táo bón nên dùng ít thuốc nhuận tràng.
Khi áp-xe đã hình thành:
+ Điều trị áp-xe là rạch thoát mủ và dẫn lưu sau mổ. Phải can thiệp đúng thời điểm. Rạch quá sớm khi mủ chưa hình thành và ổ áp-xe chưa có giới hạn rõ sẽ làm nhiễm trùng lan tỏa. Can thiệp quá trễ, bệnh nhân sẽ đau đớn kéo dài và mủ sẽ phá vỡ ra vùng xung quanh làm ổ áp-xe lan rộng hay ít ra cũng tạo nên những mô xơ cứng, nguyên nhân của chảy mủ kéo dài.
+ Vì đụng chạm vào ổ áp-xe và vùng xung quanh bệnh nhân rất đau và ít phải phá vỡ tất cả các ngóc ngách của ổ áp-xe nên phương pháp vô cảm tốt nhất là gây mê toàn thân. Ở trẻ em thì gây tê mặt nạ, ở người lớn thì gây mê tĩnh mạch cũng đủ để can thiệp vì thời gian can thiệp ngắn chỉ độ 10 phút hay ít hơn.
+ Rạch thoát mủ
Áp-xe dưới niêm mạc: Đường rạch sẽ lành tự nhiên và nhanh chóng.Áp-xe giữa các cơ thắt, áp-xe hố ngồi-trực tràng:
- Khi áp-xe ở nông: rạch một đường ngắn ngay trên ổ áp-xe ở tầng sinh môn. Vì chỉ cần rạch nông ở da, không vào tới cơ thắt nên có thể rạch theo đường nan hoa xe đạp.
- Khi áp-xe ở sâu, rạch theo đường vòng song song với các thớ cơ thắt. Rạch song song với cơ thắt vì đường rạch có thể vào sâu.Đường rạch cần đủ dài để dẫn lưu thông tốt và đê hai mép chậm khép kín. Những ổ áp-xe ở sâu thường có nhiều vách ngăn, nhiều ngóc ngách. Cần thiết phải phá vỡ hết các vách ngăn, mở toang các ngóc ngách để mủ thoát ra dễ dàng.
Áp-xe hình móng ngựa: Thương tổn của ổ áp-xe loại này nằm ở phía sau hậu môn, ở bên phải và cả ở bên trái. Ổ áp-xe thường khá lớn, nhiều ngóc ngách.
Áp-xe chậu hông-trực tràng: Ổ áp-xe nằm rất sâu. Dùng một kìm dài, nhờ ngón tay trong trực tràng dẫn đường, chọc tháo mủ ổ áp-xe.Với tất cả các loại áp-xe, phải mở toang, phá hết các ngóc ngách, thoát hết mủ.
+ Dẫn lưu: Kết thúc cuộc mổ bằng dẫn lưu ổ áp-xe.
- Dẫn lưu bằng một ống mềm như khi dẫn lưu áp-xe khoang chậu hông-trực tràng.
- Dẫn lưu bằng một mảnh cao su uốn song.
- Dẫn lưu bằng một miếng gạc bấc tẩm thuốc sát trùng. Gạc tẩm Bestadine có tác dụng tốt.
- Khi đường rạch dài và ở thấp, có thể không cần dẫn lưu.
Tham khảo thuốc: Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. |
Trà Mi
Theo GDVN