Bệnh polyp đại tràng

15:46 14/04/2015

(Giúp bạn)Polyp đại tràng là tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.

Thế nào là polyp đại tràng?

Theo Sức khỏe & đời sống, Polyp đại trực tràng là một hay nhiều khối u đường kính từ vài milimet đến vài centimet, nhô lên bề mặt lòng đại trực tràng. Polyp đại trực tràng có thể là u lành tính, một số khác có thể biến thành ung thư và một số đã trở thành ung thư rồi.

Polyp đại trực tràng là bệnh khá thường gặp, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng.

-1

Triệu chứng của bệnh thường nghèo nàn và không đặc hiệu. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt nếu xác định rõ và loại bỏ những polyp bằng thủ thuật cắt polyp qua nội soi sẽ làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ polyp trở thành ung thư.

Triệu chứng polyp đại tràng cần lưu ý

Polyp đại tràng thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên nếu người bệnh gặp các triệu chứng dưới đây có thể có polyp đại tràng:

Đại tiện có máu: Có thể thấy máu tươi thành vệt loang ra trên khuôn phân hoặc phân lầy nhầy máu màu nâu đen hoặc nhờ nhờ máu cá.

Đại tiện phân lỏng: Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc bị loét gây ra những triệu chứng ruột bị kích thích như đi ngoài ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ.

Đau bụng: Có trường hợp polyp quá lớn gây ra triệu chứng bán tắc ruột hoặc tắc hoàn toàn, khi đó biểu hiện rất điển hình là cơn đau do tắc ruột, kèm theo nôn và bí trung đại tiện.

Các dạng polyp

Thông tin trên trang tin điện tử BV Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, có hai dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến. Các dạng polyp khác cũng có thể gặp ở đại tràng nhưng với tỉ lệ rất thấp trong bài viết này xin không đề cập đến:

1. Polyps tăng sản: Polyps tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng (trực tràng và đại tràng sigmoid) rất ít khi trở thành ác tính. Rất khó phân biệt  polyp tăng sản với polyp tuyến nếu chỉ dựa trên hình ảnh thấy được qua nội soi, điều nay có nghĩa là các polyps tăng sản cũng thường được cắt bỏ và gửi đi làm tế bào học như các polyps tuyến.

2. Polyps tuyến (Adenomatous polyps): 2/3 polyps đại tràng là polyps tuyến. Đa số không phát triển thành ung thư mặc dầu chúng rất có tiềm năng. Polyps tuyến thường được phân loại theo kich thước, hình dáng bên ngoài và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết. Theo một định luật chung, polyps tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Do đó các polyps lớn cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi làm giải phẫu bệnh học.

Các yếu tố nguy cơ bệnh polyp trực tràng

Đại tràng là phần ruột cuối cùng của ống tiêu hoá (còn được gọi là ruột già), dài 1-1,5m, hình chữ U ngược, bắt đầu từ manh tràng đến đoạn cuối cùng là trực tràng và tận hết ở hậu môn.

Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh polyp đại trực tràng, nhưng một số người có cơ địa dễ mắc bệnh hơn:

- Người trên 50 tuổi

- Người đã từng được cắt bỏ polyp đại trực tràng

- Người có người thân (cùng huyết thống) bị polyp hay ung thư đại trực tràng

- Người mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước 50 tuổi.

- Ngoài ra, những yếu tố sau cũng có thể làm người ta dễ mắc bệnh này: ăn nhiều mỡ, hút thuốc, uống rượu nhiều, không tập thể dục, quá mập.

Chẩn đoán và điều trị

Vì thường không có triệu chứng đặc biệt nên polyp đại tràng thường  hay được phát hiện khi kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư, hoặc sau khi xét nghiệm phân thấy có máu ẩn hay chụp đại tràng cản quang.

Nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó giúp thầy thuốc quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và chỉ định cắt polyp nếu phát hiện ra chúng.

Hầu hết polyp đại tràng đều được cắt bỏ để ngăn ngừa ung thư. Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng nên khám sàng lọc định kỳ. Nếu thấy có biểu hiện trên cần đi khám phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
-3 Lưu ý tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp
-4 Tác dụng của quả la hán
-5 Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Theo GDVN

Comments