Các bệnh thường gặp khi nắng nóng đầu mùa
(Giúp bạn)Hầu hết bệnh mùa nóng thường không đáng sợ, nhưng nếu bệnh nhân chủ quan, không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển hướng xấu, trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Thời tiết nắng nóng đang diễn ra trên khắp cả nước
Dân trí cho biết, Hà Nội, dù mới chớm sang hè nhưng nhiệt độ ngoài trời đã rất cao, không khí ngột ngạt, oi bức. Người dân mướt mồ hôi khi phải ra đường, người dùng ô che nắng, người mặc áo chống nắng kín mít...
Tất cả mọi người đều có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Do thời tiết thay đổi đột ngột và cơ thể buộc phải thay đổi để thích nghi theo nên dễ bị mắc bệnh hơn. Nắng và nóng đầu mùa có thể khiến mọi người dễ say nắng, các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh do nắng nóng kéo dài
Theo Sức khỏe & đời sống:
Cảm nắng
Khi nhiệt độ lên đến 38 – 39oC, hiện tượng thường hay gặp nhất là cảm nắng ở cả người lớn và trẻ em. Cơ thể bị mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, thân nhiệt cơ thể không điều hòa được khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người.
Nắng nóng gay gắt khó chịu xuất hiện trên cả nước
Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, nhiều cơ quan, hộ gia đình mở điều hòa, quạt máy hết công suất để hạ nhiệt. Điều này dẫn đến chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa môi trường trong phòng kín và ngoài đường (gần 15oC). Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bước từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nắng có thể khiến nhiều người bị choáng, sốc nhiệt hoặc cảm nắng.
Bệnh về hô hấp
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hô hấp mùa nắng nóng là do các gia đình thường mở quạt lớn, hạ nhiệt độ điều hòa thấp dẫn đến khô vùng mũi họng, làm khô các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, trong vòng 10 ngày, số trẻ đang nằm điều trị tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi Đồng 1 tăng lên đến 40%.
Ngoài ra, với nhân viên văn phòng, do ngồi lâu trong môi trường điều hòa, khi ra ngoài nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang. Đặc biệt, để giảm bớt cái nóng, mọi người thích uống nước đá, ăn kem và tắm nước lạnh nhiều cũng dễ dẫn đến bệnh về đường hô hấp.
Bệnh về da
Thời tiết oi bức, tuyến mồ hôi và tuyến nhầy sẽ tăng cường hoạt động để thải nhiệt cho cơ thể, gây ra tình trạng ẩm ướt tại các vùng như lưng, trán, cổ, kẽ tay, chân và bẹn. Nếu không chú ý vệ sinh, những chất này không thoát hết sẽ ứ đọng trong ống bài tiết của da làm bít lỗ chân lông và kết hợp với vi khuẩn gây viêm da và nấm da. Trường hợp bị bội nhiễm nặng còn có thể gây sốt cao.
Bệnh truyền nhiễm
Trong giai đoạn chuyển mùa điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các loại siêu vi phát triển. Mùa nắng nóng là thời điểm làm trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ dễ bị sốt, phát ban, nôn ói, quấy khóc, bỏ ăn. Đặc biệt trẻ thường hay mắc các bệnh như sởi, thủy đâu, tay chân miệng. Nửa đầu năm 2014, cả nước ghi nhận hơn 20.500 trường hợp mắc tay chân miệng tại 62/63 tỉnh thành, trong đó có 02 ca tử vong. Các tỉnh thành ở phía Nam số ca bệnh chiếm tới 80,4% so với cả nước.
Bệnh về đường tiêu hóa
Trong tiết trời nóng ẩm, ruồi nhặng và vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị bẩn và ôi thiu nhanh. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn và tiêu chảy, nhất là khi nhiệt độ kéo dài ở mức 37 - 38 độ. Trong mùa nắng, ruồi, muỗi, chuột, gián cũng phát triển nhiều hơn nên dễ làm lây lan các mầm bệnh qua thực phẩm và nước uống. Trời quá nóng, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi nên gây chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, khiến cơ thể mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Tham khảo thuốc: Vitamin E 400mg: Điều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu. Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da. Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin E... |
TM
Theo GDVN