Biến chứng viêm loét dạ dày - tá tràng

15:55 14/04/2015

(Giúp bạn)Đây là căn bệnh nhiều người mắc nhưng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người đến bệnh viện khi đã xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của loét dạ dày - tá tràng

Vnmedia cho biết, đây là căn bệnh nhiều người mắc nhưng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người đến bệnh viện khi đã xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là quá muộn để cho kết quả điều trị tốt.

- Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh đau bụng nhiều, nôn ra máu, đại tiện phân đen như nhựa đường.

- Hẹp môn vị làm bệnh nhân nôn nhiều, không thể ăn được, ăn vào gây nôn và đau bụng, khiến cơ thể bị suy nhược.

- Thủng dạ dày hoặc tá tràng: Đột ngột người bệnh thấy đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, nôn ra máu, nếu không cấp cứu kịp thời dễ bị tử vong.

- Ung thư dạ dày: Trong loét hành tá tràng thì không gây ung thư nhưng loét dạ dày là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư. Nhiều người đau dạ dày hàng chục năm không điều trị triệt để, đến khi sức khỏe giảm sút nhiều đi khám thì đã thành ung thư.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ngoài việc khắc phục những nguyên nhân, người bệnh cần:

-  Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy…

-1

- Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn…Hạn chế các món rán xào

- Chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Cũng theo VTC News, GS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin với nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thận, phòng nhồi máu cơ tim....

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam (Viện HLKHCNVN) đã công bố kết quả chế tạo thành công nano curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, với sinh khả dụng từ 85-95%, mang lại hiệu quả điều trị gấp 40-50 lần tinh nghệ thường. Vì vậy, nó có ưu thế hơn hẳn tinh nghệ thông thường mà dân gian hay sử dụng.

GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội khẳng định, nano curcumin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori, chống viêm, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Lưu ý:

- Không nên lạm dụng nội soi nhiều lần. Thời gian, liều lượng và thuốc điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ.

- Loét dạ dày thường là lành tính nhưng cũng có thể là ác tính (tức ung thư). Việc theo dõi và điều trị cần được tiến hành nghiêm ngặt tại bệnh viện chuyên khoa.

- Trước khi kiểm tra đã tiệt trừ hết HP hay chưa, cần phải ngưng dùng các thuốc giảm tiết a-xít ít nhất 2 tuần và kháng sinh ít nhất 4 tuần thì kết quả mới chính xác.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Cách giặt và bảo quản quần áo cho trẻ sơ sinh
-3 Bí quyết mua sắm quần áo hiệu quả cho trẻ sơ sinh
-4 Phụ nữ nên khám sàng lọc ung thư vú
-5 Tăng chỉ số IQ, sống thọ bằng cách ôm, hôn

Theo GDVN

Comments