Bà bầu ăn cà pháo được không?
(Giúp bạn)Bà bầu ăn cà pháo có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng, trong quả cà có độc không có lợi cho thai nhi.
Dinh dưỡng từ quả cà
Cà pháo nói riêng và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng.
Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.
Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Bà bầu ăn cà pháo được không?
Trong thai kỳ, rất nhiều bà bầu thắc mắc có được ăn cà pháo hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn cà pháo, tuy nhiên nên ăn cà đã ướp đủ chín, không được ăn cà xanh và nên hạn chế ăn.
Bà bầu ăn cà pháo có sao không là thắc mắc của rất nhiều người
Đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Đàn bà ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Phụ nữ trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như dưa muối, cà muối… rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit.. dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.
Những “chất độc” có trong cà pháo
Theo Dân trí cho biết trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao.
Theo Sức khỏe và Đời sống, chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.
Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.
Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanin có thể gây tử vong. Có nghiên cứu cho rằng liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 - 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8 - 12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanin cao.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ăn cà pháo, nếu ăn phải ăn cà chín và hạn chế nếu có thể.
Tham khảo thuốc: Nature Made Prenatal Multi + Dha -Bổ sung sắt cho mẹ - Hỗ trợ sự phát triển của não bộ và mắt ở thai nhi - Làm giảm nguy cơ dị tật não và cột sống |
Tr.Tuyển
Theo GDVN