Chế độ ăn uống khi đường huyết tăng cao

16:03 14/04/2015

(Giúp bạn)Đường huyết cao sẽ kéo theo mỡ trong máu cao khiến quá trình xơ mỡ động mạch tiến triển nhanh hơn. Đường huyết cao cũng làm tăng áp suất thẩm thấu nên làm huyết áp của anh khó giảm.

Tôi 55 tuổi, nặng 73kg, cao 1,73 m. Hơn hai năm qua và cho đến hiện tại tôi bị đường huyết cao. Sáng lúc bụng đói, thử FBS: từ 120-126 mg/dl, tuy nhiên đôi khi dưới 120 m/dl. Có phải sáng thử FBS sau khi tập thể dục (139 mg/dl) cao hơn trước khi tập (124 mg/dl)?

(Bảo Nhi - Lâm Đồng)

-1

Bị đường huyết cao ăn thế nào cho hợp lý

Báo Tuổi trẻ cho biết, theo qui định mới của Tổ chức Y tế thế giới, nếu đường huyết 116 mg/dl là bắt đầu điều trị rồi.

Tôi nghĩ việc đầu tiên anh cần làm là xem lại chế độ ăn, dù anh nói là đang ăn kiêng. Có 3 vấn đề cơ bản xin anh lưu tâm. Vấn đề số 1 là ăn đa dạng chừng 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

Vấn đề số 2 là ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm để cảm giác no tới và rời bàn ăn ngay. Theo Tổ chức y tế thế giới, người có mức đường cao nên nhai cả nước. Động tác nhai giữ nước ở miệng lâu sẽ tránh khô họng. Động tác nuốt từ từ sẽ kéo dài thời gian cho phản xạ báo về não làm bạn cảm thấy no.

Vấn đề thứ 3 là nên ăn thức ăn nguyên vẹn gạo lứt, cá tươi, không ăn những thực phẩm đã chế biến sẵn, các loại fastfood. Ăn nhiều rau vì chúng chứa lượng chất xơ cao giống tấm thảm giúp đường và mỡ hấp thu vào máu chậm hơn nên không làm tăng đường huyết.

Trái cây nên chọn những trái ít ngọt như cam quýt, bưởi, sơ ri... Nhiều người cứ bé cái lầm rằng trái cây chỉ là…trái cây nên không làm tăng đường huyết. Các nhà khoa học đã công bố rằng đường fructose trong trái cây ngọt (mít, xoài, sầu riêng, nho Mỹ, nhãn, chuối) qua khỏi miệng vào bao tử rồi trôi xuống ruột là xuyên qua đám nhung mao ở đây mà chạy vào máu. Công đoạn tiếp theo là enzyme biến đường fructose thành đường glucose.

Một điểm nữa xin anh lưu ý là nhiều người cứ phán bừa rằng: uống sữa đậu nành thay nước lọc. Sữa đậu nành chứa hàm lượng dinh dưỡng không thua gì sữa bò, chất béo cũng phong phú nên nếu uống chỉ nên mỗi ngày 200ml. Tốt nhất là nấu lấy, không bỏ đường vào, uống lạt. Mua sữa đậu nành bán ngoài đường họ sẽ cho thêm bột béo của Trung Quốc, rất bất lợi cho tim mạch của anh.

Theo tôi, anh nên uống mỗi buổi sáng 01 viên Diamicron MR 30 mg. Thuốc tác dụng 24 giờ nên mỗi ngày chỉ uống 1 viên.

Đường huyết cao sẽ kéo theo mỡ trong máu cao khiến quá trình xơ mỡ động mạch tiến triển nhanh hơn. Đường huyết cao cũng làm tăng áp suất thẩm thấu nên làm huyết áp của anh khó giảm. Cụ thể anh đang phải uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên. Cao huyết áp đã làm thần kinh của anh chộn rộn, khó ngủ nên bác sĩ cho anh uống cả Mg B6.

Còn một vấn đề nữa muốn bàn với anh là nên tập thể dục bằng đi bộ. Đi bộ sẽ giúp giảm mỡ, giảm đường, giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, tim mạch sẽ tốt lên. Anh đừng nghĩ cao huyết áp không nên đi bộ. Chính đi bộ còn làm giảm đường huyết. Tuy vậy nên đi ngày 1 giờ liên tục chứ không phải là 15 hay 20 phút rồi coi là “hoàn thành nhiệm vụ”.

Theo Examniner, nguyên nhân chính khiến lượng đường trong máu tăng cao là do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm và đồ uống giúp giảm lượng đường trong máu:

Bơ đậu phộng. Ăn liền 2 muỗng bơ đậu phộng là cách nhanh nhất hạ thấp lượng đường trong máu xuống 40 mg; nếu không muốn ăn trực tiếp, có thể ăn kèm với vài lát táo. Đặc biệt lưu ý không ăn bơ đậu phộng với bánh quy hoặc bánh mì bởi 2 loại bánh này rất giàu carbohydrate - tác nhân khiến lượng đường trong máu tăng vọt.

Trà xanh

Báo Thanh niên cho biết, bổ sung trà xanh có tác dụng tích cực tới việc giúp hạ lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu phát hiện rằng uống trà xanh thường xuyên khiến lượng đường trong máu giảm xuống 30 mg.

Quế. Đây là loại gia vị được biết đến có công dụng hạ đường huyết. Rắc một vài muỗng cà phê bột quế vào sữa chua hoặc nhấm nháp vài thanh quế sẽ giải quyết được tình trạng này.

Rượu vang đỏ. Một ly rượu vang đỏ có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng đó là rượu vang đỏ chứ không phải rượu vang trắng, bia, hoặc bất kỳ đồ uống có cồn nào khác.

Giấm. Dùng 2 muỗng canh giấm trước bữa ăn hay trộn giấm vào món salad cũng có tác dụng làm giảm đáng kể sự tăng đột biến glucose trong máu

Hạnh nhân hoặc quả hồ đào. Khi lượng đường trong máu tăng cao, hãy ăn một ít hạnh nhân hoặc quả hồ đào.

Nước. Uống liền hai ly nước lớn; chờ 5 phút, uống ly thứ ba sẽ khiến bạn đi tiểu. Nước làm loãng máu và giảm bớt đường trong máu.

Ngoài việc bổ sung thực phẩm có tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng, bạn có thể kết hợp song song với việc vận động như: chạy bộ, đạp xe hoặc làm một số động tác uốn dẻo tại chỗ.

Tr.Tuyển

Nên đọc
-2 Đi bộ khi mang bầu: Tốt cho cả mẹ và bé
-3 Bà bầu có được uống thuốc sertraline không?
-4 Lưu ý khi sử dụng dịch truyền Aclasta trong điều trị loãng xương
-5 Bệnh tự miễn và thuốc điều trị


Theo GDVN

Comments