Kinh nguyệt không đều sau phá thai
(Giúp bạn)Thông thường khi phá thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-8 tuần (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gian vừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại.
Vợ tôi mới phá thai được một tháng, đến nay bắt đầu có kinh nguyệt nhưng rất ít. Xin hỏi vợ tôi có bị rối loạn kinh nguyệt?
Các bác sỹ trả lời trên Vnexpress:
Chào em,
Thông thường khi phá thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-8 tuần (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gian vừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại, khi đó niêm mạc tử cung sẽ được tái tạo và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) để tạo ra kinh nguyệt nếu không được thụ tinh. Việc vợ em có kinh nguyệt ít trong giai đoạn này là vấn đề không đáng lo ngại nếu như sau đó cô ấy không có biểu hiện gì bất thường như ra máu kéo dài, có mùi hôi, hay sốt.
Kinh nguyệt thường không ổn định sau khi phá thai
Em cần lưu ý nhắc vợ giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm đường tình dục. Tốt nhất là khoảng một tháng rưỡi sau khi phá thai mới quan hệ tình dục trở lại, 6 tháng sau mới có thai (nếu muốn).
Trong trường hợp sau khi phá thai từ một đến hai tháng chưa thấy kinh nguyệt thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Có thai trở lại.
- Dính buồng tử cung.
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Bên cạnh đó em cũng nhắc vợ nên hạn chế ăn những món ăn có tính hàn như hải sản, đồ chua, rau sống, mướp đắng, dầu, củ cải, sơn trà. Nên bổ sung một số chất sau đây:
- Các thực phẩm cung cấp cho cơ thể protein, vitamin và muối vô cơ, đặc biệt bổ sung sắt để phòng thiếu máu. Chất này có nhiều trong nho, rau dền, rau ngót, táo, bí đỏ…
- Tăng cường ăn cá, trứng, gan động vật, các loại sữa, hoa quả cho cơ thể mau phục hồi. Ăn nhiều hạt hướng dương, hạt dẻ, khoai lang, bơ, cà chua, các loại rau màu xanh…
- Bổ sung thực phẩm tự nhiên nhiều axit folic như măng tây, nước trái cây, bột ngũ cốc, nấm…
Em hãy ở bên cạnh động viên và quan tâm tới vợ để cho cô ấy phục hồi sức khỏe và cả vấn đề về tâm lý. Hãy dẫn vợ tới tái khám sau khi phá thai và khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt. Chúc hai em hạnh phúc.
Thân ái.
Vợ tôi từ lần bị hỏng thai đến nay kinh nguyệt không đều, thưa Bác sĩ phải chữa như thế nào?
BS. Nguyễn Mai Hương - Nhi khoa - Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế trả lời:
Chào bạn,
Thông thường sau khi nạo phá thai hoặc sẩy thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ có trở lại sau 20-30 ngày (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gian vừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại. Khi đó, niêm mạc tử cung sẽ được tái tạo lại và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) để tạo ra kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh. Khi có kinh trở lại, một số người chu kỳ kinh trở về bình thường như trước nhưng cũng có một số trường hợp sẽ có rối loạn kinh nguyệt trong đó có kinh nguyệt không đều như trường hợp của vợ bạn. Đó là do sau khi nạo phá thai hoặc sẩy thai, cơ thể người phụ nữ bị nhiều yếu tố tác động trong đó có rối loạn nội tiết làm cho kinh nguyệt không đều.
Bạn không nói rõ thời điểm từ khi vợ bạn hỏng thai đến nay được bao lâu rồi nhưng thường thì phụ nữ trong trường hợp như vợ bạn có thể bị rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều khoảng từ 1-2 chu kỳ kinh. Sau đó cơ thể sẽ điều chỉnh dần và kinh nguyệt là trở về bình thường. Vì vậy, bạn cũng không nên lo lắng quá về tình trạng kinh nguyệt không đều của vợ mình trong thời điểm này.
Điều quan trọng là bạn nên chú ý hơn trong việc chăm sóc cho cô ấy trong thời gian này. Để tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, tốt nhất là khoảng sau 1- 1,5 tháng sau khi phá thai mới nên quan hệ tình dục trở lại. Đồng thời bạn nên động viên, khích lệ tinh thần để vợ bạn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý làm trầm trọng thêm biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu sau 1-2 chu kỳ kinh mà vợ bạn vẫn không đỡ bạn nên đưa cô ấy đi khám lại tại các cơ sở sản khoa để được kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
Chúc vợ bạn mạnh khỏe.
Tham khảo thuốc: Lactacyd Fh 250ml: Vệ sinh phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh và sau sanh. Phòng ngừa & điều trị hỗ trợ viêm âm đạo, huyết trắng, viêm âm hộ, ngứa âm hộ. |
T.M
Theo GDVN