Bạn chớ nên lạm dụng nhân sâm
(Giúp bạn) - Thành phần chủ yếu của nhân sâm ginseng saponin, chủ yếu là bổ khí, có thể chữa các khí huyết hư nhược, ăn không ngon, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, hồi hộp, hay quên, liệt dương.
Nhân sâm được loài người coi là thứ thuốc bổ sống lâu, khỏe mạnh, đồng thời nhân sâm lại là thứ thuốc quý hiếm, có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh. Nhưng nhân sâm cũng có mặt trái của nó, nó cũng không thể chữa được tất cả mọi thứ bệnh, nếu không qua luận chứng mà tùy tiện sử dụng, còn gây nên những hậu quả không tốt.
1. Thành phần chủ yếu của nhân sâm ginseng saponin, chủ yếu là bổ khí, có thể chữa các khí huyết hư nhược, ăn không ngon, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, hồi hộp, hay quên, liệt dương. Nhưng đối với người dương hư hỏa nhiệt, thực nhiệt và thấp nhiệt thì không dùng được. Đối với bệnh như: ho, ho có đờm, ra máu và các bệnh truyền nhiễm cấp tính mới bắt đầu, bị sốt, đều không nên dùng nhân sâm. Dù cho đối với người dùng thích hợp thì cũng không nên dùng liên tục hoặc dùng quá liều lượng, để đề phòng mất ngủ, giảm cân, thậm chí xuất hiện các tác dụng phụ như tiêu chảy, thủy thủng và huyết áp cao.
2. Nhân sâm cũng có tác dụng bổ và chống ung thư, nhưng sử dụng không đúng sẽ có hiện tượng ngộ độc. Người bình thường nếu uống 200cc nước nhân sâm 3% đã có thể ngộ độc, biểu hiện mới đầu là khô họng, táo bón, nôn ra máu, chảy máu, tiếp sau là phát ban, ngứa, choáng váng, đau đầu, thân nhiệt lên cao, huyết áp tăng cao, nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.
Nếu vì lạm dụng nhân sâm mà bị ngộ độc, thì ngoài việc phải ngừng ngay lại, còn có thể uống nước sắc với mạch đông, cúc hoa, trúc diệp tâm, nếu bị nặng thì sắc với 30g lai phục tử (đã giã vụn) hoặc uống nước ép củ cải tươi, có tác dụng làm giảm chứng ngộ độc.