Bạn nên tránh những loại thực phẩm nào khi bị thiếu sắt?
(Giúp bạn) - Nếu cơ thể của bạn bị thiếu sắt và bạn đang lo lắng về vấn đề liệu bạn có bị thiếu máu hay không thì tốt nhất hãy theo dõi sát sao chế độ ăn uống của mình để đảm bảo rằng cơ thể của bạn được nhận đủ lượng sắt cần thiết. Điều này không chỉ đòi hỏi bạn phải cố gắng ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao hay các thực phẩm làm tăng khả năng hấp thụ lượng sắt cho cơ thể của bạn mà còn phụ thuộc cả vào việc bạn phải tránh hay kiêng ăn các thực phẩm có khả năng gây ức chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể
Để chắc chắn là cơ thể bạn đang được hấp thụ đầy đủ lượng sắt thì bạn cũng cần phải phân biệt rõ ràng về 2 dạng sắt là: sắt có chứa heme và sắt không chứa heme. Sắt có chứa heme có nguồn gốc từ thịt động vật có chứa thành phần hemoglobin – như thịt gia cầm, cá và thịt đỏ. Sắt không chứa heme thường có trong các loại rau xanh là các loại thực phẩm giàu sắt hay chứa nhiều sắt. Hầu hết các chế độ ăn uống bổ sung sắt của chúng ta chủ yếu là sắt không chứa heme, tuy nhiên thì cơ thể chúng ta lại thường hấp sắt chứa heme tốt hơn.
Dưới đây là các thực phẩm mà bạn nên tránh khi cơ thể bạn đang ở tình trạng thiếu sắt nhé!
1. Các thực phẩm có chứa canxi, trứng và các thuốc kháng
Theo viện nghiên cứu về rối loạn sắt thì can xi là một chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng nó là chất duy nhất có khả năng gấy ức chế khả năng hấp thụ cả sắt có chứa heme và sắt không chứa heme. Canxi thường có trong các sản phẩm sữa, đậu phụ, cá hồi đóng hộp, bông cải xanh, cọng đại hoàng, quả sung, quả hạnh nhân và củ cải xanh. Các thực phẩm có chứa lượng canxi từ 300-600 mg có thể gây ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể, nhưng nếu hàm lượng canxi chỉ từ 50 mg hoặc ít hơn thì có thể chỉ gây ảnh hưởng nhỏ hoặc không gây ảnh hưởng gì.
Trứng cũng chứa một hợp chất quan trọng gây ức chế sắt như là Phosvitin. Phosvitin là một loại protein liên kết với sắt và khiến cho khả năng hấp thụ sắt của cơ thể bị ức chế. Theo ghi nhận của Viên nghiên cứu về rối loạn Sắt cho biết một quả trứng luộc có thể làm giảm hấp thu sắt trong một bữa ăn lên đến 28 phần trăm. MedlinePlus và Viện nghiên cứu về sắt cho biết các thuốc kháng acid giúp làm giảm lượng axit sản xuất ra trong dạ dày có thẻ gây ức chế khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, điều này là rất hiếm và chủ yếu là một mối nguy hiểm nếu mức độ axit trong dạ của bạn quá thấp hoặc không có axit trong dạ dày.
2.Phytate
Phytate được tìm thấy trong hạt mè, quả óc chó, đậu khô, đậu Hà Lan, hạnh nhân, đậu lăng ngũ cốc và ngũ cốc. Nó thường có trong protein đậu nành và chất xơ, thậm chí chỉ với số lượng rất nhỏ thôi nó cũng có tác dụng ức chế mạnh khả năng hấp thụ sắt rồi. Theo ghi nhận của Viện Nghiên cứu về rối loain sắt Phytate có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt rất mạnh lên đến 65 phần trăm.
3. Oxalat
Oxalate là chất gây ức chế khả năng hấp thụ sắt không chứa heme. Oxalat thường có trong củ cải đường, rau bina, các loại hạt, cải xoăn, cám lúa mì, sô cô la, rau oregano, chè, dâu tây, đại hoàng, húng quế và rau mùi tây. Mặc dù rau bina có chứa nhiều chất sắt, song chất sắt trong rau bina lại khó hấp thụ do oxalat gây ức chế đến hàm lượng sắt có trong loại rau này.
4. Polyphenol
Polyphenol hoặc các hợp chất phenolic thường có trong các thực phẩm như ca cao, bạc hà, táo, cà phê, quả mâm xôi, một số loại thảo mộc, trà đen, quả việt quất, cà phê, hạt óc chó và một số gia vị. Các hợp chất này có khả năng gây ức chế khả năng hấp thu sắt. Chẳng hạn như một tách cà phê có thể gây ức chế khả năng hấp thu sắt lên đến 60 phần trăm, hay ca cao Thụy Điển và một số loại trà khác cũng có thể gây ức chế sự hấp thụ sắt rất cao lên đến 90 phần trăm, theo ghi nhận của Viện nghiên cứu. Nếu bạn vừa mới ăn các thực phẩm giàu chất sắt thì ít nhất trong vòng 2 giờ hoặc 2 giờ sau bữa ăn bạn không nên uống hay ăn các loại thực phẩm có chứa Polyphenol, bởi lý do vì sao thì bạn đã hiểu rồi đó.