Bệnh áp-xe thận
(Giúp bạn)Nguyên nhân gây ra áp xe thận được cho là do vi khuẩn đi từ những ổ nhiễm trùng nơi khác di chuyển đến hoặc do nhiễm trùng nơi khác gây nên.
Nguyên nhân gây áp-xe thận
Theo Sức khỏe & đời sống, nguyên nhân sinh bệnh áp xe thận do tụ cầu đi từ các ổ nhiễm khuẩn của cơ thể như mụn nhọt ngoài da, hoặc từ các ổ áp-xe của cơ thể, ngoài thận, như áp-xe răng, áp-xe phổi,… theo đường máu đi tới thận, vào nhu mô rồi từ đó mưng mủ gây nên.
Áp-xe thận còn có thể do trực khuẩn gram (-) ở các ổ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hoặc do ứ tắc đường niệu (sỏi, khối u … ) vi khuẩn vào máu tới thận, hoặc do sự lan truyền từ ổ nhiễm khuẩn, trào ngược nước tiểu, vi khuẩn vào thận gây áp-xe.
Trong nguyên nhân sinh bệnh còn cần phải kể đến các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển như cơ thể suy nhược có mắc thêm một bệnh khác, đặc biệt là bệnh đái đường. Khoảng 10% trường hợp mưng mủ ở thận ở người đái đường.
Triệu chứng áp-xe thận
1. Triệu chứng cơ năng và toàn thân
Trong trường hợp điển hình, áp xe thận do cầu khuẩn gây nên thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn rõ rệt: sốt cao, rét run, mạch nhanh. Kèm theo bệnh nhân thấy đau nhiều ở hố thắt lưng, như một bệnh cảnh của viêm thận - thể thận cấp. Ở giai đoạn đầu bệnh nhân không đái ra mủ và nước tiểu hoàn toàn bình thường, vì ổ mủ không thông với đường niệu.
Ngược lại, nhiều trường hợp áp-xe thận có bệnh cảnh diễn ra từ từ hơn.
Bệnh nhân có những đợt sốt nhiễm khuẩn, tình trạng sức khỏe suy sụp dần, và đau vùng thắt lưng như trường hợp viêm thận - bể thận mạn, và có khi có sỏi thận kèm theo.
2. Triệu chứng thực thể
Trường hợp cấp tính, khi khám thực thể ta thấy vùng thắt lưng đau, hoặc phù nề đỏ ở vùng hố thắt lưng (vùng sườn lưng), có khi ta sờ thấy một khối u đau căng và có phản ứng khi thăm khám.
Ở những bệnh nhân diễn biến bệnh từ từ hơn, khi thăm khám vùng thắt lưng, bệnh nhân không phản ứng dữ dội, nhưng ta có thể thấy thận to, căng đau, hoặc thấy được ổ áp-xe, khi chọc dò có thể lấy được mủ.
Biến chứng của áp-xe thận
Tiền phong cho biết, trường hợp điều trị tốt áp-xe thận, bệnh sẽ khỏi hẳn: bệnh nhân hết đau, ăn uống bình thường, và không để lại biến chứng. Ngược lại nếu không được điều trị hoặc điều trị không tốt, các biến chứng sau có thể xảy ra.
- Viêm tấy quanh thận: Khi ổ áp-xe phát triển vỡ ra ngoài thận sẽ gây nên viêm tấy quanh thận.
Bệnh nhân đau ở hố thắt lưng, phù nề và phản ứng dữ dội vùng thắt lưng, tiên lượng nặng nếu không xử lý kịp thời.
- Áp-xe vỡ vào đường niệu: Ổ áp-xe vỡ thông vào đường niệu làm cho bệnh nhân đái ra mủ. Trường hợp này hay xẩy ra và khi mủ được tháo đi qua đường niệu (một hình thức tháo mủ) bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, có khi khỏi bệnh, tuy nhiên nếu không được theo dõi và điều trị tiếp bệnh có thể thành viêm mạn tính, hay tái phát.
- Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn vào máu [cả hai chủng loại gram (-) và gram (+)] gây nên nhiễm khuẩn huyết, tiên lượng nặng nếu không được điều trị.
Bệnh diễn biến từ từ không sốt cao, dấu hiệu nghèo nàn, nhưng bệnh nhân suy nhược dần, gầy yếu, chức năng thận suy giảm và thận bị phá hủy dần dần.
Tham khảo thuốc: Forlax Gói 10g: -Táo bón ở người lớn & trẻ em từ 8 tuổi trở lên. -Có thể kê toa cho bệnh nhân : Tiểu đường theo chế độ ăn không galactose, có thai, cho con bú. |
Trà Mi
Theo GDVN