Áp xe gan: Chẩn đoán và điều trị
(Giúp bạn)Nếu ápxe gan không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như: mủ vỡ ra gây viêm nhiễm toàn bộ ổ bụng, từ đó có thể gây choáng nhiễm trùng rồi hôn mê và tử vong.
Chẩn đoán bệnh áp-xe gan
Theo Sức khỏe & đời sống:
Chẩn đoán xác định:
- Các triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan thường không đặc hiệu.
- Đau là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất (90%), kế đến là sốt (87%), nôn ói (85%), sụt cân (45%).
- Bệnh có thể diễn tiến bán cấp hay cấp tính:
+ Diễn tiến bán cấp: Bệnh nhân đau âm ỉ hạ sườn phải, sốt nhẹ, chán ăn và sụt cân.
+ Diễn tiến cấp tính: Bệnh nhân đau hạ sườn phải ngày càng tăng, sốt, nôn ói và thường nhập viện trong vòng 10 ngày.
Chẩn đoán phân biệt:
- Để người bệnh nằm ngửa, đùi hơi co để làm giãn các cơ thành bụng, thầy thuốc ngồi bên phải, luồn tay trái vào vùng thắt lưng, bàn tay ngửa áp sát vào lưng để đẩy gan ra phía trước bụng khi gan to. Bàn tay phải đặt trên bụng, các ngón tay hơi chếch so với bờ sườn. Bảo người bệnh thở mạnh, có thể sờ thấy bờ dưới của gan.
+ Gan to nhưng mềm và đều đặn là do bệnh của tim.
+ Gan lổn nhổn, bờ sắc là gan bị xơ.
+ Gan lổn nhổn, bờ tù có thể là áp-xe gan đường mật và ứ mật.
+ Khối u cứng có thể là ung thư gan.
+ Khối u mềm có thể là áp-xe gan.
- Sai lầm khi chẩn đoán phân biệt: áp-xe gan hơi khó vì thường dựa theo các triệu chứng phụ và chẩn đoán:
+ Thấy bệnh nhân sốt nên nghĩ đến sốt rét, phổi viêm.
+ Thấy thể trạng suy kiệt nhanh nên nghĩ đến lao...
Điều trị bệnh áp-xe gan
Tuổi trẻ cho biết, nếu ápxe gan không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như: mủ vỡ ra gây viêm nhiễm toàn bộ ổ bụng, từ đó có thể gây choáng nhiễm trùng rồi hôn mê và tử vong; có khi ổ mủ vỡ vào màng phổi, phổi, màng tim và ăn thông lên phổi làm chèn ép tim gây khó thở; ổ mủ vỡ ra gây rò màng phổi - phế quản.
Tuy cho đến nay, việc điều trị bằng cách chọc dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật vẫn còn là phổ biến để điều trị áp-xe ổ bụng, kể cả áp-xe gan, nhưng việc điều trị nội khoa cho áp-xe gan mủ cũng đã được quan tâm thỏa đáng.
Với việc sử dụng các thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị áp-xe gan giống như các thuốc dùng trong nhiễm khuẩn máu do nhiễm khuẩn ổ bụng.
Thông thường người ta hay phối hợp việc chọc hút ổ áp-xe trước khi điều trị nội khoa. Nhờ kết quả nuôi cấy bệnh phẩm, nên việc dùng thuốc theo kháng sinh đồ có kết quả tốt giúp bệnh nhân mau khỏi và tiết kiệm kinh phí chữa bệnh. Ngược lại các trường hợp điều trị mà không có chọc dẫn lưu qua da thường phải dùng kháng sinh kéo dài hơn.
Tỷ lệ tử vong do áp-xe gan hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 15% các trường hợp mắc bệnh. Do phương pháp dẫn lưu qua da có những hạn chế như khó áp dụng trong các ca có ổ áp-xe lớn, có nhiều ổ; áp-xe chứa chất nhầy, nhớt dễ làm tắc ống dẫn lưu; các bệnh kết hợp, chẳng hạn bệnh đường mật cần phẫu thuật... nên người ta có xu hướng sử dụng phẫu thuật hơn.
Trường hợp điều trị áp-xe gan do nấm Candida thường phải sử dụng amphotericin B dài ngày.
Theo một nghiên cứu đã khảo sát 540 trường hợp áp-xe ổ bụng, trong đó có 26% là áp-xe tạng; áp-xe gan chiếm tới 13% trong tổng số áp-xe và 48% trong số áp-xe tạng.
Tham khảo thuốc: Jex: Giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp |
Trà Mi
Theo GDVN