Bệnh bướu cổ: Phòng ngừa, điều trị, biến chứng

15:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Vùng cổ trước là vùng hay xuất hiện bướu cổ nhất vì vùng này có những cấu trúc dễ phát sinh thành bướu như tuyến giáp, ống giáp móng bẩm sinh.

Theo thông tin từ VTV News, khi bị bướu cổ, người ta thường nghĩ ngay đến bệnh của tuyến giáp. Giáp trạng là một tuyến nội tiết hình móng ngựa làm ở trước cổ, tiết ra chất nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của mọi tế bào. Khi rối loạn chức năng, tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy yếu giáp trạng, biếu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.

Phòng ngừa bệnh bướu cổ

- Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm..., nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển. Dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở. Trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn đất nhằm giúp giữ các yếu tố vi lượng trong đất, chữa trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, dùng thuốc hợp lý...

- Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. Trộn iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 1/20.000-1/40.000, hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới: 20 mg/kg.

-1

Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần.

Điều trị bệnh bướu cổ

Sức khỏe & đời sống cho biết, khi có chẩn đoán bị bướu cổ, cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết theo dõi và điều trị, đặc biệt cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh tuyến giáp đơn thuần thể nhẹ thì dùng thuốc nhưng với trường hợp khi bướu cổ đã to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bướu cổ điều trị nội khoa thất bại, bướu cổ có chèn ép vào các cơ quan lân cận gây đau đầu, khó thở, khó nuốt... thì nên phẫu thuật.

Biến chứng bệnh bướu cổ

Bướu giáp nhỏ mà không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ không phải là mối quan tâm lớn. Nhưng bướu giáp lớn có thể làm cho khó thở hoặc khó nuốt và có thể gây ho và khàn tiếng. Bướu giáp là kết quả của các bệnh khác, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp, có thể liên quan với một số triệu chứng từ mệt mỏi và tăng cân đến giảm cân ngoài ý muốn, khó chịu và khó ngủ.

Chế độ chăm sóc bệnh bướu cổ

1. Cháo ngũ vị

+ Nguyên liệu: 20gr hạt sen non, 20gr long nhãn, 10gr mạch môn, 10gr toan táo nhân, 6gr ngũ vị tử, 100gr gạo loại ngon và đường thẻ lượng vừa đủ.

+ Cách chế biến: Tán nhuyễn 3 loại toan táo nhân, ngũ vị tử và mạch môn, rồi nấu với nước, nấu đặc, lấy nước cốt. Hạt sen ngâm nở, bỏ tim, cho vào nước nấu nhừ. Gạo đem nấu cháo, khi gần chín thì cho nước cốt trên vào trộn đều, cho tiếp hạt sen, long nhãn vào nấu đến chín. Khi dùng thì thêm đường thẻ. Dùng tùy lúc, rất thích hợp cho người bệnh bướu cổ.

2. Canh hàu nấu phổ tai

+ Nguyên liệu: 100gr hàu (phần thịt), 50gr phổ tai cùng các gia vị tiêu bột, gừng, hành vừa đủ.

+ Cách chế biến: Rửa sạch phổ tai, xắt thành từng đoạn, rồi cùng với thịt hàu cho vào nước sôi nấu độ 10 phút, nêm nếm các gia vị, cho gừng, hành, khuấy đều, nấu tiếp 5 phút nữa là dùng được. Món này thích hợp cho người bướu cổ đơn thuần (giảm năng tuyến giáp).

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những điều không nên làm sau khi say rượu
-3 Lý do ngủ cũng khiến bạn tăng cân
-4 Mối nguy hiểm từ cà tím bạn nên biết
-5 5 động tác buổi sáng nên tập để dáng đẹp

Theo GDVN

Comments