Bệnh gai đen
(Giúp bạn)Bệnh gai đen được biểu lộ ra bên ngoài bằng những mảng da màu nâu thẫm hoặc nâu xám ở các nếp của cơ thể như nách, cổ, bẹn, khoeo chân, rốn, quanh hậu môn hoặc cơ quan sinh dục...
Bệnh gai đen là gì?
Theo báo Phụ nữ TP.HCM, bệnh gai đen (acanthosis nigricans) là tình trạng da bị biến đổi màu sắc thường xuất hiện tại các nếp nhăn và nếp gấp trên da xung quanh háng, nách và cổ. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường típ 2 - căn bệnh có liên quan đến sự gia tăng mức hormon insulin.
Sự dư thừa insulin lưu thông trong máu có thể gây ra những phát triển bất thường trong các tế bào da. Đôi khi, các chuyên gia da liễu có thể chẩn đoán được bệnh gai đen bằng cách quan sát các biểu hiện trên da. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ nội khoa để được kiểm tra về bệnh tiểu đường. Nếu kết quả là dương tính, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cần thiết về việc thay đổi lối sống và kê đơn thuốc giúp kiểm soát căn bệnh.
Nguyên nhân bệnh gai đen
Báo Sức khỏe & đời sống cho hay, bệnh gai đen thường kết hợp với tình trạng làm tăng nồng độ insulin, chẳng hạn như bệnh tiểu đường týp 2 hoặc thừa cân. Nếu mức insulin quá cao, insulin có thể kích hoạt hoạt động trong các tế bào da. Điều này có thể gây ra những thay đổi da đặc trưng.
Trong một số trường hợp, bệnh gai đen mang tính gia đình. Một số loại thuốc như thuốc tránh thai và liều lượng niacin cao có thể ảnh hưởng đến bệnh. Các yếu tố về hoóc-môn, rối loạn nội tiết hoặc các khối u có thể là nguyên nhân gây bệnh gai đen.
Các týp gai đen
Typ béo phì: đây là typ thường gặp nhất, gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặpnhất ở tuổi trưởng thành. Tổn thương phụ thuộc vào cân nặng, tổn thương có thể mất hoàn toàn khi giảm cân. Kháng insulin thường gặp ở những bệnh nhân này.
Syndromic AN: gai đen hội chứng. Gai đen liên quan đến: tăng androgen vàkháng insulin hoặc bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, hội chứng Sjögren, viêm tuyến giáp Hashimoto).
Acral AN (acral acanthotic anomaly): bệnh gai đen đầu chi. Tổn thương dày sừng sẫm màu ở mu bàn tay, bàn chân.
Unilateral AN: bệnh gai đen 1 bên. Được cho là di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Tổn thương có xu hướng to dần trước khi ổn định hoặc thoái lui.
Familial AN: bệnh gai đen gia đình.
Druginduced AN: bệnh gai đen do thuốc. Một số thuốc có thể gây bệnh gai đen (mặc dù hiếm gặp) như: nicotinic acid, insulin, corticoid toàn thân, triazinat, thuốc tránh thai đường uống, fusidic acid, methyltestosteron.
Malignant AN: bệnh gai đen ác tính. Có nhiều loại ung thư liên quan đến bệnh gai đen, trong đó thường gặp nhất là ung thư tuyến dạ dày.
Mixedtype AN: bệnh gai đen hỗn hợp. Bệnh gai đen liên quan đến nhiều yếu tố: béo phì, ung thư,...
Một số trường phái khác phân loại thành 5 týp như sau:
Týp 1: Chứng gai đen lành tính, di truyền, không liên quan với các bệnh nội tiết.
Týp 2: Chứng gai đen lành tính. Loại này có liên quan với nhiều bệnh nội tiết như bệnh tiểu đường kháng lại insulin, tình trạng tăng nội tiết tố nam, bệnh to đầu chi, bệnh Cushing, bệnh Addison, thiểu năng tuyến giáp.
Týp 3: Giả chứng gai đen. Típ này có liên quan tới bệnh béo phì. Hay gặp ở người da sẫm màu.
Týp 4: Thuốc gây nên chứng gai đen. Các loại thuốc như axit nicotinic liều cao,corticosteroid, thuốc tránh thai, hormon tăng trưởng.
Týp 5: Chứng gai đen ác tính: Biểu hiện bằng chứng gai đen ở da và ung thư ở nội tạng như ung thư dạ dày, ung thư đường tiết niệu sinh dục, hoặc bệnh hạchlympho ác tính.
Việc điều trị bệnh gai đen cần kết hợp với trị liệu nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định bôi thuốc. Thời gian điều trị tùy vào việc giải quyết bệnh nội khoa đi kèm (nếu có), độ dày và mức độ lan rộng của thương tổn, nói chung phải điều trị kéo dài và tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Trà Mi
Theo GDVN