Bệnh giun móc

15:49 14/04/2015

(Giúp bạn)Giun móc là một loài ký sinh trùng sống trong ruột non của người. Bệnh lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Thông tin trên trang tin điện tử Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM cho biết, giun móc ký sinh bằng cách ngoạm 2 đầu móc vào niêm mạc ruột để hút máu, gây ra những vết loét, gây chảy máu rỉ rả nên người bị thiếu máu thiếu sắt. Thậm chí, có khi bội nhiễm vi khuẩn xâm nhập gây vết loét thành ruột.

-1

Ngoài ra, giun móc còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhân.

Nguyên nhân nhiễm giun móc

1. Tên tác nhân: giun móc (Ancylostoma duodenale).

2. Hình thái:

- Giun móc có mầu trắng sữa hoặc hơi hồng hoặc mầu đỏ nâu tuỳ thuộc trong ruột giun có máu hay không. Giun móc đực dài khoảng 8-11mm, giun móc cái dài 10-13 mm. Trong miệng có 2 đôi răng hình móc giúp giun ngoạm chặt vào niêm mạc tá tràng để hút máu.

- Trứng ở ngoại cảnh, gặp nhiệt độ 25oC-35oC sẽ phát triển thành ấu trùng có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da và niêm mạc. Ấu trùng giun móc có nhiều đặc điểm giúp cho hướng tìm vật chủ:

+ Hướng lên cao: ấu trùng thường di chuyển lên những chỗ cao như mũi đất, thân cây, cột chống hoặc ngọn cỏ, ấu trùng có thể leo cao tới 2 m. ấu trùng ít chui sâu xuống đất, ấu trùng có thể chui xuống 1m ở đất cát, 30 cm ở đất mùn và 15 cm ở đất sét.

-2

+ Hướng tới nơi có độ ẩm cao: đây là cách thích nghi của ấu trùng. Khi gặp khô hanh, ấu trùng có thể sâu xuống đất có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp hơn.

+ Hướng tới vật chủ: ấu trùng có khả năng phát hiện vật chủ. Tuy nhiên, do không phân biệt được loại vật chủ nên thường nhầm lẫn vật chủ như giun móc chó xâm nhập qua da người hoặc ngược lại, khi nhầm vật chủ ấu trùng sẽ bị chết.

- Trứng giun móc bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh thành ấu trùng mới có khả năng xâm nhập cơ thể. Hầu hết trứng giun móc không nở được ở nhiệt độ 45oC và ở nhiệt độ trên 45oC, ấu trùng bị diệt trong vòng 90 phút. Đất mầu, đất phù sa ven sông, đất mùn tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển, đất sét, đất mặn hạn chế sự phát triển của ấu trùng.

- Dung dịch clorua natri bão hoà giết ấu trùng sau 15-20 phút. Với dung dịch clorua thủy ngân 1%, dung dịch formalin và dung dịch phenol, ấu trùng chết sau 5-6 giờ.

Triệu chứng, biểu hiện nhiễm giun móc

Theo Sức khỏe & đời sống, không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu

- Giai đoạn ấu trùng giun móc xuyên qua da: có thể gây viêm da tại chỗ với các triệu chứng ngứa, có nhiều nốt màu đỏ và hết sau 1-2 ngày.

- Giai đoạn sau: chủ yếu là biểu hiện thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt) và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun. Đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon miệng, khó tiêu.

Phòng ngừa nhiễm giun móc

Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân:

- Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em.

- Xây hố xí hợp vệ sinh.

- Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.

- Không dùng phân tươi bón ruộng, vườn.

- Ở vùng hầm mỏ, hàng năm phải khám sức khoẻ và xét nghiệm giun móc/giun mỏ ít nhất 1 lần/năm và điều trị triệt để cho những người nhiễm giun móc/giun mỏ.

- Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4-6 tháng.

- Sử dụng bảo hộ lao động trong lao động sản xuất khi tiếp xúc với đất, đặc biệt là đất nhiễm phân người.

- Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải. Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150 -200 g/1kg phân, trứng chết sau 30 phút đến 1 giờ.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ...

Trà Mi

Nên đọc
-3 Trẻ em không nên uống thuốc Cefuroxime
-4 Bệnh ho gà
-5 Bệnh viêm khớp vẩy nến
-6 Những bài thuốc hay chữa bệnh từ mít

Theo GDVN

Comments