Bệnh hysteria

15:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh Hysteria còn gọi là bệnh tâm căn - là một bệnh rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, nữ bị nhiều hơn nam.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, hysteria, tiếng việt còn gọi là chứng ictêri hay chứng cuồng loạn là một trạng thái của tâm thức, biểu hiện là sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc.

Những người bị "hysteria" thường mất tự chủ do một nỗi sợ hãi gây ra bởi nhiều sự kiện trong quá khứ có liên quan đến một số mâu thuẫn nghiêm trọng, bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu.

Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), Hysteria được gọi là rối loạn phân ly. Tỷ lệ gặp ở 0,3-0,5% dân số, thường gặp ở nữ giới.

Biểu hiện bệnh rất đa dạng: Những dấu hiệu dạng cơ thể như mệt mỏi hụt hơi, khó thở, đau nhức... nhưng không có bằng chứng xác đáng về bệnh cơ thể; Những biểu hiện về tâm thần kinh như khóc cười, sợ hãi vô cớ, la hét, mất hoặc tăng cảm giác..., ý thức chỉ bị ảnh hưởng.

Đặc điểm quan trọng là bệnh nhân rất dễ tự ám thị và bị ám thị ly kỳ hóa hiện tượng, kịch tính hóa, thích được mọi người chú ý. Nói chung, các chuyên gia y tế hiện đại đã không còn coi hysteria như là một triệu chứng để chuẩn đoán, mà xem như là một chứng bệnh được xác định chính xác.

-1

Phụ nữ mắc bệnh hysteria

Nguyên nhân cơ chế bệnh hysteria

Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 cho biết, cho đến nay, người ta chưa tìm thấy tổn thương nào ở não bộ là nguyên nhân gây ra bệnh này. Theo các tác giả thì đây là các rối loạn này mang tính chức năng.Nguyên nhân chủ yếu của các rối loạn phân ly là các chấn thương tâm lý hoặc hoàn cảnh xung đột. Đó là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề...

Các rối loạn phân li xảy ra là do sự kết hợp chặt chẽ về mặt thời gian với các sự kiện gây sang chấn, những vấn đề không giải quyết và căng thẳng về thần kinh với các yếu tố “tâm sinh” của người bệnh. Các rối loạn này thường phát sinh một thời gian ngắn sau khi chấn thương. Đôi khi khó tìm thấy dấu vết của các chấn thương tâm lý, nhất là các trường hợp tái phát nhiều lần.

Trong rối loạn phân ly cơ chế ám thị và tự ám thị đóng một vai trò quan trọng. Trong một môi trường làm việc, học tập căng thẳng hoặc các mâu thuẫn không thể giải quyết…Các rối loạn phân li xuất hiện như một cơ chế tự phòng vệ nhằm để bảo vệ thần kinh khỏi những sang chấn tâm lý trong một nỗ lực nhằm giảm bớt đi cảm nhận khó chịu về lo âu và bất lực. Vì vậy, những triệu chứng của rối loạn phân li thường rất đột ngột, liên quan đến những sang chấn về tâm lý.

Về vai trò của não bộ trong rối loạn phân li nhiều nghiên cứu cho thấy: có sự giảm sút khả năng kiểm soát có ý thức và có chọn lọc ở một mức độ của vỏ não có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác hoặc từ giờ này sang giờ khác. Người ta nhận thấy khi hoạt động của vỏ não suy yếu sẽ không kiểm soát được dưới vỏ, như vậy sẽ không kiềm chế được cảm xúc và những chức năng khác của vùng dưới vỏ. Trước kích thích mạnh của sang chấn, khi vỏ não ở trạng thái ức chế sẽ không điều hòa được vùng dưới vỏ nên hoạt động của vùng này tăng và xuất hiện các triệu chứng đa dạng của rối loạn phân ly.

Triệu chứng bệnh hysteria

Xuất hiện các cơn co giật, co cứng sau một chấn thương tâm lý. Bệnh nhân giãy dụa la hét, đập giường... nhưng ý thức vẫn tỉnh táo và vẫn nhận biết được xung quanh, thích được mọi người chú ý.

Cơn rối loạn cảm xúc: kêu khóc, cảm xúc hỗn độn, nói không chuẩn (không ăn nhập với chủ đề xung quanh), gào thét không rõ lý do, ý thức không bị rối loạn, hiếm gặp ý thức thu hẹp nhẹ.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có ảo giác (thường là ảo thị - bệnh nhân nhìn thấy những hiện tượng không có từ bên ngoài...). Bệnh nhân rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra). Có thể gặp rối loạn vận động như run, co giật, liệt chức năng. Rối loạn cảm giác, mất hoặc tăng cảm (kích thích nhỏ, bệnh nhân cảm nhận lớn hơn bình thường).

Cảm giác đau và sơ đồ cảm giác da của cơ thể; Cảm giác nội tạng cũng bị rối loạn như đau bụng, đau ngực, đau vùng tim...

Điều trị bệnh hysteria

Điều trị bệnh này bằng biện pháp tâm lý, thôi miên, tạo quan hệ tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn.

Trong một số trường hợp khó khăn hơn, cần sử dụng ngay benzodiazepin, sau đó dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp ví dụ như elavil, hoặc các thuốc mới như prozac, remeron, sertralin...

Trà Mi

Nên đọc
-2 Không nên tùy tiện dùng thuốc bổ mắt
-3 Bệnh tim đập nhanh hồi hộp
-4 Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp
-5 Viêm họng khi chuyển mùa: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Theo GDVN

Comments