Bệnh rận mu

15:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Rận mu là những sinh vật ký sinh sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục có hình thù giống con cua, nó là loài côn trùng có nhiều chân bám rất chắc vào da và lông.

Rận mu là gì?

Theo báo Giáo dục Việt Nam, rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn (danh pháp khoa học: Pthirus pubis) là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới.

Chúng ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm của con người.

-1

Quá trình phát triển của rận mu

Biểu hiện của bệnh rận mu

Sức khỏe và đời sống cho biết, rận mu là một loại côn trùng có chân, nhưng không có cánh, màu giống với màu da của người bệnh. Rận có khả năng đổi màu nên rất khó nhìn thấy chúng.

Rận mu hút máu người ở nơi chúng ký sinh như ở chân lông mu, dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu... Rận mu thường hút máu nhiều lần trong một ngày, gây ra cảm giác khó chịu, bực bội, ngứa ngáy dữ dội ở vùng da bị thương tổn.

-2

Rận mu bám rất chặt vào lông, tóc

Chất độc ở tuyến nước bọt của rận xâm nhập vào da qua vết đốt có thể gây nên tình trạng cơ thể bị mệt mỏi và có cảm giác bị bệnh.

Tại vết chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Có khi vết hút máu là những vết thâm đen và chai cứng. Do ngứa dữ dội, bắt buộc người bệnh phải gãi nên bị trầy xước da, dẫn dến nhiễm khuẩn da. Nhưng cũng có các nốt đỏ, mẩn đỏ không ngứa. Có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau.

Ngoài cư trú và đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, rận mu có thể trú ở cả lông các nơi khác, ở cả lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc nhưng ít gặp. Do rận mu bám rất chắc vào các gốc chân lông nên có thể phải dùng vật cứng cạy rận mới bong tróc ra được. Trứng của rận mu màu trắng bám chắc ở lông.

Cách phòng và trị bệnh rận mu

- Khi bị rận mu cắn, bạn nên chủ động đi khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có thuốc bôi đặc trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi khi chưa có sự chỉ dẫn của những người có chuyên môn, để bệnh mau khỏi và không gây hại cho sức khỏe.

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, nhất là bộ phận sinh dục. Có thể "dọn cỏ" vùng kín để hạn chế môi trường sinh sống của rận mu.

- Không sử dụng chung quần áo, đặc biệt là đồ lót với người đã mắc bệnh.

- Thường xuyên giặt chăn gối, ga trải giường, chiếu, màn để tránh mầm bệnh.

- Tránh ngủ chung giường chiếu với người đã mắc bệnh.

- Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Lưu ý khi sử dụng thuốc nifedipin trị tăng huyết áp
-4 Bệnh Von Willebrand
-5 Các loại thuốc gây hại cho dạ dày
-6 Trẻ ăn quá nhiều váng sữa liệu có tốt?

Theo GDVN

Comments