Bệnh Yaws

15:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh ghẻ cóc (Yaws, Frambesia tropica, Pian) là tình trạng nhiễm trùng ở da, xương và khớp gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue.

Bệnh Yaws hay còn gọi là bệnh ghẻ cóc

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, bệnh ghẻ cóc là một căn bệnh mãn tính tái phát có thể kéo dài trong nhiều năm, bệnh không lây truyền qua đường tình dục và cũng không phải bệnh bẩm sinh.

Bệnh ghẻ cóc có thể trở thành một bệnh mãn tính, tái phát bệnh sau 5-15 năm với tổn thương da, xương, khớp. Ở hầu hết bệnh nhân, khi bệnh ghẻ còn giới hạn ngoài da thì tổn thương tiêu hủy sớm xương khớp đã có thể xảy ra. Mặc dù các tổn thương có thể biến mất tự nhiên nhưng tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát và thành sẹo là những biến chứng thường gặp.

-1

Nguyên nhân của bệnh ghẻ cóc

Ghẻ cóc do Treponema pertenue, một xoắn khuẩn nhỏ mà huyết thanh chẩn đoán hiện nay chưa phân biệt được với xoắn khuẩn gây bệnh giang mai T.pallidum.

Trong thời gian ủ bệnh, T. pallidum pertenue xâm nhập vào hệ bạch huyết dưới da và phát tán vào máu. Các tổn thương viêm loét da trong giai đoạn phát triển sớm của bệnh chứa đầy xoắn khuẩn, có thể lây truyền do tiếp xúc da với da trực tiếp thông qua các vết rách da do chấn thương, do cắn, hoặc trầy xước.

Ghẻ cóc được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới trong đó có Đông Nam Á. Tại Việt Nam, theo y văn, ghẻ cóc thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi với đầy đủ yếu tố dịch tễ: bệnh gia tăng theo mùa, có chu kỳ, đặc biệt là vào mùa mưa, khí hậu nóng, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt, thiếu sự giám sát y tế…

Triệu chứng bệnh ghẻ cóc

Sức khỏe & đời sống cho biết, cũng như bệnh giang mai, ghẻ cóc được phân thành 4 giai đoạn bệnh như sau:

- Thời kỳ I: tổn thương ban đầu phát triển tại vị trí lây nhiễm.

- Thời kỳ II: xoắn khuẩn phát tán rộng rãi ở nhiều tổn thương da tương tự như trong tổn thương Yaws ban đầu.

- Thời kỳ III: tổn thương xương, khớp và biến dạng mô mềm có thể xảy ra.

Các tổn thương da là biểu hiện đặc trưng của bệnh ghẻ cóc giai đoạn I và II hay giai đoạn sớm, bệnh rất dễ lây. Giai đoạn III hay giai đoạn muộn: có tổn thương tiêu hủy mô mềm, sụn, xương khớp và bệnh không còn lây lan.

Chẩn đoán bệnh ghẻ cóc

1. Khám thực thể

3 giai đoạn lâm sàng của ghẻ cóc: I, II và III. Bệnh không triệu chứng trong giai đoạn tiềm ẩn. Các Yaws điển hình là bệnh nhân trẻ ở vùng nội dịch và có tiếp xúc với người nhiễm bệnh đang tiến triển.

Tổn thương ban đầu phát triển ngay ở vị trí nhiễm khuẩn.

-2

2. Huyết thanh chẩn đoán

Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ghẻ cóc và giang mai hoàn toàn giống nhau, RPR và VDRL có phản ứng (+) 2-3 tuần sau khi tổn thương ban đầu xuất hiện và thường (+) trong tất cả các giai đoạn tiến triển của bệnh.

Chưa có loại thử nghiệm huyết thanh chuyên biệt có thể xác định các loại nhiễm xoắn khuẩn khác không phải T.pallidum. Do đó, chẩn đoán sau cùng xác định ghẻ cóc cần dựa trên mối tương quan của các kết quả lâm sàng, dịch tễ học, kết quả huyết thanh dương tính và được xác nhận bởi việc phát hiện treponemes trên kính hiển vi nền đen của huyết thanh thu được ở đáy các tổn thương giai đoạn sớm I và II.

Điều trị bệnh ghẻ cóc

Penicillin là thuốc lựa chọn cho điều trị bệnh ghẻ cóc. Sau khi tiêm penicilin liều duy nhất, các tổn thương ban đầu sẽ sạch khuẩn sau 24 giờ và lành trong vòng 1-2 tuần. Tetracycline, erythromycin, doxycycline có thể được dùng cho các bệnh nhân dị ứng với penicillin.

Chương trình mới nhằm thanh toán ghẻ cóc đã được đề xuất vào năm 2012 dựa theo kết quả của nghiên cứu azithromycin được thực hiện ở Papua New Guinea như trên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng rằng chiến dịch mới này có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh ghẻ cóc trên toàn thế giới vào năm 2020.

Khuyến cáo điều trị dịch tễ học bệnh ghẻ cóc như sau:- Nếu >50% trẻ em có huyết thanh dương tính (hyperendemic), điều trị toàn bộ dân số.- Nếu 10-50% trẻ em có huyết thanh dương tính (mesoendemic), điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, người tiếp xúc và tất cả trẻ em ≤15 tuổi.

- Nếu <10% trẻ em có huyết thanh dương tính (hypoendemic), điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc được xác định rõ ràng.

Biến chứng của bệnh ghẻ cóc

Nếu không điều trị, ghẻ cóc có thể trở thành một bệnh mạn tính tái phát bệnh sau 5-15 năm với tổn thương da, xương, khớp. Ở hầu hết các bệnh nhân, trong khi Yaws còn giới hạn ngoài da thì tổn thương tiêu hủy sớm xương khớp có thể xảy ra. Mặc dù các tổn thương ghẻ cóc có thể biến mất tự nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát và thành sẹo là những biến chứng thường gặp.

Trong 10% các trường hợp ghẻ cóc, bệnh tiến triển sang giai đoạn III (muộn) đặc trưng bởi các tổn thương tiêu hủy mô mềm và biến dạng nghiêm trọng xương khớp không hồi phục. Mắt và hệ thần kinh cũng có thể bị tổn thương. Bệnh có thể tái phát trong khoảng thời gian lên đến 5 năm sau khi nhiễm bệnh.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Ung thư tuyến giáp: Triệu chứng và diễn tiến của bệnh
-4 Ung thư tuyến giáp: Chẩn đoán và điều trị
-5 Ung thư tuyến nước bọt
-6 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giảm tuyến thượng thận

Theo GDVN

Comments